Top 3 Phương Pháp Cân Cam Động Cơ Trên Ô Tô

Cân cam động cơ là quy trình thiết yếu khi thực hiện bảo dưỡng hoặc đại tu động cơ trên ô tô.

1. Cân cam động cơ Là Gì?

Đối với động cơ đốt trong 4 thì, trục cam ô tô có vai trò điều phối đóng mở xupap trong các chu kỳ nạp nén nổ xả và nó được dẫn động bởi trục khuỷu khi động cơ đã sinh công. Tuy nhiên để động cơ có thể hoạt động chính xác trục cam phải thực hiện nhiệm vụ theo từng chu kỳ sau:

  • Chu kỳ nạp: Xupap nạp phải được mở để lượng hỗn hợp hòa khí có thể vào bên trong long xi lanh, đồng thời xupap xả phải đóng.
  • Chu kỳ nén và nổ: Cả hai xupap nạp và xả phải đóng kín nhằm đảm bảo áp suất nén tăng cao để thực hiện quá trình cháy nổ sinh công.
  • Chu kỳ xả: Xupap xả được mở ra để piston đẩy lượng khí thải ra ngoài môi, trong lúc đó xupap nạp đóng.

Như vậy, trục cam phải hoạt động đúng nhiệm vụ của mình theo từng chu kỳ hoạt động của động cơ và để làm được điều đó thì trong quá trình lắp ráp động cơ trục cam phải được lắp đặt đúng vị trí mà nhà sản xuất đề ra (piston xi lanh số 1 sẽ nằm ở điểm chết trên vào chu kỳ nổ), hành động này được gọi là Cân Cam Động Cơ.

2. Các loại dẫn động trục cam động cơ ô tô

Phụ thuộc vào vị trí đặt trục cam, công suất hay bí quyết công nghệ. Dẫn động của trục cam phổ biến thường là: dẫn động trục cam bằng bộ truyền bánh răng, bộ truyền xích (dây sên) và bộ truyền đai (dây curoa).

Bộ truyền xích và bộ truyền đai được coi là phương án tối ưu nhất. Bởi khi trục cam nằm ở trên nắp máy, khoảng cách từ động cơ tới trục khuỷu tương đối lớn. Vì vậy rất khó để có thể bố trí bộ truyền bánh răng.

Ngược lại, nếu động cơ được bố trí trong thân máy, khoảng cách giữa trục khuỷu và trục cam sẽ không lớn. Việc sử dụng bộ truyền bánh răng sẽ đảm bảo được độ tin cậy và chính xác cao của trục cam.

3. Khi nào thì cần cân cam động cơ?

Việc cân cam sẽ được thực hiện khi chúng ta phải tháo rời động cơ theo nhiều mục đích khác nhau như: hư hỏng sửa chữa động cơ, công suất động cơ trở nên yếu hơn, độ chế nâng cấp động cơ ô tô,… Nế u chúng ta cần bộ cân cam của các hãng xe của mình hãy tìm hiểu các bộ cân cam tại đây

4. Phương pháp thực hiện cân cam động cơ

Đối với các dòng xe đời cũ chưa được trang bị hệ thống cam thông minh, hãng sản xuất sẽ đánh dấu điểm vị trí cân cam trên cả trục cam và trục khuỷu tại kỳ nổ khi mà piston xi lanh máy số 1 nằm ở điểm chết trên và xupap nạp xả đều đóng.

a. Phương pháp dẫn động bánh răng

Với loại dẫn động này khi lắp trục cam vào thân máy sao cho dấu trên bánh răng cam phải trùng với dấu trên bánh răng trục khuỷu.

Kiểm tra: Sau khi cân cam xong, chúng ta phải thực hiện thao tác quay 2 vòng cốt máy nhằm kiểm tra sau 1 chu trình các điểm đánh dấu có về lại vị trí ban đầu hay không. Nếu điểm đánh dấu sai vị trí ta phải đặt đúng lại điểm đánh dấu rồi kiểm tra 1 lần nữa.

b. Phương pháp dẫn động bằng dây xích

  • Lắp trục cam vào thân máy.
  • Lắp miếng sắt chặn dọc ở đầu trục cam và xiết chặt.
  • Lắp miếng đỡ xích cam.
  • Xoay trục khuỷu sao cho then trên đầu trục khuỷu hướng lên theo phương đứng.

  • Xoay trục cam cho then trên đầu trục cam cũng hướng lên theo phương thẳng đứng giống như ở trục khuỷu.
  • Lắp xích cam vào hai bánh răng đúng theo dấu đã định sẵn.

  • Lắp bộ truyền động xích cam vào trục khuỷu và trục cam.
  • Lắp đai ốc đầu trục cam và xiết chặt đúng mô men.
  • Lắp bộ căng xích cam và các bộ phận còn lại.
  • Kiểm tra: tương tự như dẫn động bằng bánh răng, ta kiểm tra bằng cách quay 2 vòng cốt máy nhằm xác định điểm đánh đấu ban đầu về đúng vị trí hay chưa.

c. Phương pháp dẫn động bằng dây đai

  • Kiểm tra lại vị trí điểm chết trên trên trục khuỷu và dấu trên bánh răng trục cam.
  • Lắp đai cam vào động cơ đúng vị trí ban đầu của nó.
  • Nới lỏng bánh căng đai khoảng 1/2 vòng. Quay trục khuỷu hai vòng, kiểm tra lại dấu cân cam.
  • Xiết chặt vít giữ bánh căng đai.
  • Lắp miếng chận đai cam và chú ý mặt cong hướng ra ngoài.
  • Lắp trở lại các miếng che đầu động cơ.
  • Lắp pu li đầu trục khuỷu và xiết đúng tiêu chuẩn.

Bài viết liên quan: