Xe ô tô được cấu tạo phức tạp từ nhiều bộ phận khác nhau lắp ghép thành, mỗi bộ phận lại có chức năng khác nhau. Nắm được tên gọi và chức năng của các bộ phận trên xe ô tô là điều đầu tiên khi học lái xe. Điều này không những giúp bạn lái xe an toàn mà còn biết cách bảo dưỡng, giúp xe bền đẹp lâu dài.
Các bộ phận ngoại thất của ô tô
Các bộ phận ngoại thất nằm bên ngoài xe ô tô
Các bộ phận ngoại thất xe ô tô là những bộ phận nằm bên ngoài mà mắt thường có thể thấy ngay khi nhìn chiếc xe, bao gồm:
Lưới tản nhiệt
Lưới tản nhiệt thường nằm ở vị trí trên cản trước với xe ô tô có động cơ đặt phía trước và ở trên cản sau với xe có động cơ nằm ở phía sau. Ở một số dòng xe, lưới tản nhiệt còn được thiết kế ở phía trước bánh xe với mục đích làm mát hệ thống phanh.
Vai trò của lưới tản nhiệt là cho phép không khí lưu thông vào trong xe nhằm làm mát, giảm nhiệt cho động cơ xe khi hoạt động. Lưới tản nhiệt cũng giúp bảo vệ bộ tản nhiệt và động cơ trong xe ô tô.
Cản xe
Cản xe được lắp ở cả trước và sau xe nhằm giảm rủi ro tai nạn cho người ngồi trên xe và bảo vệ các bộ phận khi xe gặp sự cố va chạm mạnh.
Đèn pha ô tô
Đèn pha ô tô là bộ phận ngoại thất quan trọng, có tác dụng chiếu sáng, dẫn đường cho tài xế khi đi vào ban đêm, ánh sáng ít hoặc khi cần xin đường. Do vậy đèn pha được thiết kế có thể phát luồng ánh sáng mạnh, tập trung, chiếu với chiều dài tối thiểu 100m.
Đèn pha ô tô thường được lắp đặt ở hai bên trái và phải của đầu xe, có thể kết hợp với đèn cốt để chống chói.
Nắp ca-pô
Nắp ca-pô là khung kim loại ở đầu xe, có vai trò bảo vệ khoang động cơ bên trọng. Nắp ca-pô được thiết kế có thể đóng mở dễ dàng để sửa chữa, bảo dưỡng khi cần thiết.
Gương chiếu hậu
Gương chiếu hậu giúp tài xế quan sát làn đường hai bên khi lái nên được lắp ở hai bên trái, phải xe, nối liền với kính chắn gió.
Kính chắn gió
Kính chắn gió đặt phía trước xe, trên nắp ca-pô với vai trò bảo vệ tài xế và hành khách tránh mưa gió, bụi bặm, hạn chế rủi ro khi có va chạm tai nạn.
Các bộ phận nội thất của ô tô
Các bộ phận nội thất để điều khiển xe ô tô
Các bộ phận nội thất bên trong xe là nơi tài xế và hành khách sử dụng khi di chuyển, bao gồm:
Vô lăng
Vô lăng đặt ở vị trí ngay trước thuận tay của người lái, để tài xế điều khiển hướng đi của xe. Ở Việt Nam quy định chiều di chuyển thuận là bên phải nên xe ô tô có thiết kế vô lăng ở bên trái buồng lái.
Bảng taplo
Ngoài vô lăng thì bảng taplo là bộ phận điều khiển xe quan trọng, bao gồm nhiều bộ phận chức năng của buồng lái như:
Bảng đồng hồ: đồng hồ số, vận tốc xe, đồng hồ xăng,… dạng số và kim chỉ.
Bảng điều khiển: điều khiển máy lạnh, âm thanh, gạt nước, đèn, quạt gió,…
Công tắc chính: LOCK, ON, START, ACC.
Bàn đạp phanh
Bao gồm bàn đạp phanh chân và phanh tay, có vai trò dừng chuyển động của xe. Trong đó bàn đạp phanh chân thường nằm bên phải trục vô lăng lái, nằm giữa trục ga và trục côn sử dụng để hãm tốc độ, dừng chuyển động xe.
Phanh tay gắn ở giá đỡ bên phải trục tay lái, dùng để cố định xe khi dừng, đỗ xe.
Bàn đạp ga
Nội thất này được đặt ở bên phải trục vô lăng, ngay cạnh bàn đạp phanh, sử dụng để điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp cho hệ thống động cơ.
Bàn đạp ly hợp
Bàn đạp ly hợp chỉ có ở xe số sàn, nằm phía bên trái trục lái, nhiệm vụ là đóng – mở ly hợp, ngắt truyền động từ động cơ hợp số đến hệ thống truyền động phía sau. Người lái cần đạp bàn đạp ly hợp khi cần khởi động xe, phanh dừng hoặc chuyển số.
Cần điều khiển số
Vị trí lắp đặt của cần điều khiển số là bên phải người lái, chức năng điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số khi thay đổi tốc độ xe.
Các ghế ngồi
Bao gồm cả ghế ngồi cho tài xế và các hành khách trên xe, đảm bảo lái xe an toàn và hành trình xe thoải mái nhất. Tùy dòng xe mà lượng ghế ngồi là khác nhau, thấp nhất là xe 2 chỗ, nhiều hơn là 4, 5, 7,… chỗ ngồi.
Gầm xe hơi có tác dụng nâng đỡ toàn bộ xe
Các bộ phận gầm xe hơi
Các bộ phận gầm xe có tác dụng nâng đỡ toàn bộ bộ phận khác của xe giống như khung xương của con người. Hiện nay có 2 loại bộ phận gầm xe hơi trên thị trường là khung liền vỏ và khung rời vỏ.
Khung liền vỏ được chế tạo gắn liền với các chi tiết vỏ xe như cánh cửa, đuôi xe, nắp ca-pô,…
Khung rời vỏ tách biệt với vỏ xe, chỉ kết nối với nhau từ bộ phận khung đỡ lực và khung đỡ vỏ xe.
Phần kết:
Tuổi thọ của các bộ phận trên xe là khác nhau do chất liệu chế tạo, đặc điểm sử dụng và chịu ảnh hưởng khác nhau từ các yếu tố bên ngoài. Để giữ các bộ phận trên xe được bền đẹp và đảm bảo chức năng, giúp lái xe an toàn hiệu quả thì người lái cần thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng.
Bảo dưỡng tại gara định kỳ 6 tháng 1 lần và thay thế các bộ phận hỏng hóc, trang bị thiết bị dụng cụ cần thiết là điều mà các chủ xe cần làm. Bạn cần tìm đến những địa chỉ cung cấp bộ phận, thiết bị trên xe chất lượng, vừa đảm bảo chức năng vừa có thể sử dụng lâu dài. Một trong những nhà cung cấp bạn có thể tin tưởng là Ascom.vn – đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ ô tô chất lượng cho các gara trên toàn quốc.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được tên gọi và chức năng của các bộ phận trên xe ô tô. Nếu cần tư vấn thêm về các bộ phận xe cũng như có nhu cầu bảo dưỡng, bảo trì xe, hãy liên hệ với Ascom.vn để được hỗ trợ sớm nhất.