Các loại động cơ điện trên ô tô phổ biến

Ô tô điện trở thành xu hướng phương tiện được nhiều người quan tâm trong thời buổi xăng tăng giá như hiện nay. Tuy nhiên, mọi người có biết động cơ điện của xe được cấu tạo như nào và có những loại nào hay không? Dành cho những bạn đang có thắc mắc về vấn đề này, bài viết sẽ giúp bạn hình dung thế nào là động cơ điện trên o tô.

Các loại động cơ điện trên o tô

Động cơ điện trên o tô được cấu tạo gồm 2 phần là phần vỏ (stator) và phần lõi (rotor). Động cơ điện hoạt động theo nguyên lý Stator sẽ đứng im còn phần Rotor sẽ quay. Khi đó, dòng điện ở stato tạo ra từ trường làm quay phần lõi rotor. Dựa theo cấu trúc lõi rotor thì động cơ điện trên ô tô được chia thành 2 loại chính gồm:

Động cơ điện trên ô tô không đồng bộ (hay Induction motor)

Động cơ không đồng bộ còn được gọi theo cách khác là động cơ cảm ứng, được  Nikola Tesla phát minh từ thế kỷ thứ 19 và cho đến thời điểm hiện tại thì loại động cơ này tiếp tục được áp dụng trên tất cả các dòng xe của hãng Tesla (ngoại trừ Model Tesla 3).

Động cơ điện không đồng bộ  trên ô tô

Rotor được chế tạo như một chiếc lồng chim với các vòng dây khép kín mang nhiều ưu điểm như: chi phí sản xuất thấp, ít bảo dưỡng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khá to, nặng và thường sinh nhiệt khi hoạt động. Hiệu suất của động cơ mang lại từ 85  đến 96% tùy thuộc vào cấu tạo và điều kiện vận hành của động cơ.

Động cơ cảm ứng phụ thuộc vào nguồn điện xoay chiều AC 3 pha. Do đó, cấu tạo động cơ điện trên ô tô sẽ đi kèm với các bộ biến đổi xoay chiều sang xoay chiều 3 pha. Theo chiều ngược lại, cấu tạo tương tự sạc pin điện thoại sẽ chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Nhược điểm của động cơ này là dễ nóng lõi rotor.

Động cơ nam châm vĩnh cửu (hay Permanent Magnet Motor)

Khi thay lõi còn gọi là rotor bằng nam châm vĩnh cửu, chúng ta sẽ có được động cơ nam châm vĩnh cửu trên xe ô tô. Động cơ này hoạt động dựa trên nguyên lý là vẫn dựa trên dòng điện 3 pha, nhưng ở đây nam châm vĩnh cửu sẽ tạo ra động cơ nhỏ gọn và hiệu suất tốt hơn so với loại động cơ không đồng bộ (hiệu suất ở mức 92 đến 97%).

Động cơ nam châm vĩnh cửu ứng dụng trên xe điện ô tô

Loại động cơ này chỉ có khả thi về kích thước hoặc sau khi các nhà khoa học tìm ra các loại vật liệu tốt hơn như siêu nam châm, kết hợp với những thành tựu về công nghệ chế tạo, luyện kim. Nam châm có giá khá đắt và việc sử dụng trên động cơ ô tô ảnh hưởng tới giá thành của xe.

So với động cơ không đồng bộ thì động cơ nam châm vĩnh cửu có phần nhỏ và nhẹ hơn. Đồng thời có khả năng hạn chế được sự sinh nhiệt, mang lại hiệu suất cao hơn, nhất là khi  ở các chế độ toàn tải như khi tăng tốc hết ga.

Tiềm năng của động cơ điện o tô

Có thể nói, ngành công nghiệp ô tô điện trên toàn thế giới hiện nay đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Để đối phó với các vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang đầu tư, hoàn thiện và cho ra đời các dòng xe điện tối ưu. Tại Việt Nam, thị trường xe điện cũng đang được quan tâm và được các nhà đầu tư hướng đến. Trong tương lai, thị trường xe điện sẽ càng mở rộng, vì vậy đầu tư một chiếc xe điện được xem là sự đầu tư chiến lược.

Động cơ điện trên o tô là một bộ phận quan trọng đối với chiếc xe. Vậy nên, việc hiểu rõ về loại động cơ này, một mặt sẽ giúp chúng ta có cái nhìn hoàn toàn mới về những điểm ưu việt của chúng. Mặt khác, hiểu rõ hơn cách vận hành cũng như bảo dưỡng kịp thời để tiết kiệm chi phí, không ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe.

Giống như các loại động cơ khác, động cơ điện trên o tô sau thời gian hoạt động cũng cần được bảo dưỡng. Khi có nhu cầu bảo dưỡng ô tô thì các bạn hãy đến với ASCOM.VN để được tư vấn và hỗ trợ. Tại đây không những cung cấp đầy đủ các sản phẩm về ô tô chính hãng mà còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp dành cho các gara ô tô trên toàn quốc như cung cấp thiết bị chẩn đoán ô tô, dịch vụ chăm sóc ô tô,… đảm bảo mang đến sự hài lòng và sự an toàn cho mọi khách hàng.

Solverwp- WordPress Theme and Plugin