Hộp số sàn là bộ phận quan trọng của xe ô tô, đã xuất hiện rất sớm và được cải tiến theo sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô đến nay. Vậy hộp số sàn là gì? Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn như thế nào? Ascom.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu ngay sau đây.
-
Hộp số sàn là gì?
Hộp số sàn là hộp số đầu tiên được lắp đặt trên xe ô tô dùng để điều khiển xe vận hành. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô đã phát triển mạnh mẽ trong mấy chục năm qua, hộp số sàn cũng không ngừng được cải tiến để tăng hiệu quả vận hành.
Hộp số sàn được trang bị cho các xe có hệ thống truyền động đơn giản
Hiện nay, hộp số sàn vẫn được tin cậy trang bị phổ biến trên nhiều dòng xe có hệ thống truyền động đơn giản.
-
Cấu tạo của hộp số sàn
Cấu tạo của hộp số sàn gồm nhiều bộ phận như trục sơ cấp, trục thứ cấp, trục trung gian hoạt động khớp với nhau qua hệ thống bánh răng, tạo ra tỷ số truyền tương ứng theo cấp số của xe. Cụ thể các bộ phận và vai trò của chúng cấu tạo nên hộp số sàn như sau:
Hình ảnh cấu tạo hộp số sàn
- Bánh răng: bánh răng giống như khớp kết nối các bộ phận với nhau, đảm nhiệm việc thay đổi tỉ số truyền của hộp số.
- Trục hộp số: Trục hộp số có hai loại có cấu tạo khác nhau gồm trục hộp số dọc (cấu tạo 3 trục sơ cấp – trung cấp và thứ cấp) và hộp số ngang (cấu tạo 2 trục sơ cấp – thứ cấp).
- Ổ bi: Có tác dụng chuyển lực ma sát trượt thành ma sát lăn, từ đó hạn chế tiếng ồn và tăng tuổi thọ cho hộp số sàn.
- Bồ đồng tốc: có tác dụng duy trì tốc độ ổn định của bánh răng khi hộp số hoạt động, hạn chế tình trạng va đập của bánh răng, từ đó mà xe vận hành mượt mà trơn tru hơn.
- Vỏ và nắp: Có vai trò bao kín bảo vệ các bộ phận quan trọng trong hộp số.
-
Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn
Hộp số sàn hoạt động dựa trên các chuyển động của trục khớp với nhau bằng bánh răng, từ đó tạo tỷ số truyền động tương ứng với từng cấp số. Cụ thể hình vẽ miêu tả nguyên lý hoạt động của hộp số sàn như sau:
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hộp số sàn
Giải thích chi tiết:
- Trục sơ cấp (màu xanh lá) có các bánh răng dẫn động, là vị trí tiếp nhận lực momen xoắn truyền từ động cơ đến thông qua bộ ly hợp.
- Trục trung gian (màu đỏ) có các bánh răng chủ động nối với trục sơ cấp giúp hai trục chuyển động quay khớp với nhau.
- Trục thứ cấp (màu xanh lam) có các bánh răng bị động, ăn khớp với trục trung gian ở giữa cùng chuyển động.
- Hộp số sàn lên cấp số xe bao nhiêu thì sẽ có bất nhiêu cặp bánh răng chủ động và bị động chuyển động quay theo để tạo tỷ số truyền động tương ứng.
- Khi tăng cấp số, trục màu vàng (thứ cấp) phía đầu ra chuyển động khớp với cặp bánh răng chủ động đỏ và bị động màu xanh lam tương ứng với lực truyền động nhận được từ trục sơ cấp. Lực đẩy truyền theo sơ đồ giảm dần như sau: động cơ, ly hợp, trục sơ cấp, trục trung gian, trục thứ cấp và cuối cùng là trục dẫn động.
- Khi lùi cấp số, bánh răng nhỏ trung gian (màu tím) sẽ được sử dụng ăn khớp với bánh răng chủ động (màu đỏ) và bị động (màu xanh lam). Kết quả là trục thứ cấp chuyển động ngược, từ đó xe di chuyển lùi dễ dàng.
Hộp số sàn hoạt động ở mỗi cấp số khác nhau thì tỷ lệ truyền lực dẫn động từ động cơ khác nhau, kết quả là vận tốc xe cũng khác nhau. Vì thế lái xe cần lựa chọn cấp số phù hợp với nhu cầu nhằm đảm bảo độ bền của hộp số.
Trên đây Ascom.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số sàn. Tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến xe ô tô khác tại Ascom.vn bạn nhé.