Tìm hiểu Turbo tăng áp là gì?

Tìm hiểu Turbo tăng áp là gì?

Khi tìm hiểu về động cơ xe ô tô, chắc chắn bạn đã bắt gặp cái tên Turbo tăng áp có tác dụng tăng công suất động cơ đốt trong, từ đó giúp ô tô vận hành mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Vậy cụ thể Turbo tăng áp là gì? Hãy cùng Ascom.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tìm hiểu Turbo tăng áp là gì?

Turbo tăng áp hay còn gọi là bộ tăng áp động cơ ô tô Turbocharger chỉ một loại thiết bị cảm ứng cưỡng bức, có khả năng thêm khí nén vào buồng đốt giúp tăng công suất cho động cơ đốt trong. Vì vậy động cơ có Turbo tăng áp có thể hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả hơn so với động cơ hút khí tự nhiên.

Thực tế hệ thống Turbo tăng áp cho động cơ có 2 loại là Turbocharger và Supercharger nhưng bài viết này Ascom.vn chỉ đề cập đến loại Turbocharger có giá thành thấp và sử dụng phổ biến.

Cấu tạo của Turbo tăng áp

Cấu tạo của Turbo tăng áp trên ô tô hiện nay hầu hết là loại có hình xoắn ốc, gồm các bộ phận cánh bơm, cánh tuabin, ổ bi đỡ, trục, đường dẫn dầu bôi trơn trục. Chi tiết các bộ phận cấu tạo Turbo tăng áp thể hiện ở hình vẽ dưới đây.

 Cấu tạo của Turbo tăng áp

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp

Turbo tăng áp dùng cho động cơ ô tô bằng cách lắp trực tiếp vào đường ống xả của động cơ. Nguyên lý hoạt động như sau:

  • Động cơ xả khí khi hoạt động làm quay cánh tuabin của bộ tăng áp.
  • Cánh tuabin quay tác động khiến cánh bơm khoang đối diện quay theo.
  • Cánh bơm quay giúp hút khí sạch nạp vào động cơ.

Như vậy, động cơ hoạt động có Turbo tăng áp có lượng khí nạp vào nhiều hơn, nhanh hơn. Lượng khí xả của động cơ càng nhiều thì Turbo quay càng nhanh, khí càng được nạp vào nhiều. Cụ thể nguyên lý vận hành của Turbo tăng áp với động cơ ô tô thể hiện ở hình vẽ sau:

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp là gì?

Trong hệ thống động cơ sử dụng Turbo tăng áp, người ta thường lắp đặt thêm bộ làm mát phía trước để tránh trường hợp khí hút vào nhanh làm tăng nhiệt độ quá cao, giảm mật độ oxy. Ngoài ra, hệ thống cũng thường được lắp van an toàn để dẫn dòng khí xa dư ra ngoài, tránh trường hợp áp suất khí xả tăng cao tạo áp suất ngược dội vào buồng đốt.

Tác dụng của Turbo tăng áp với hoạt động của động cơ

Qua nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp mà Ascom.vn đã cùng bạn tìm hiểu ở trên, có lẽ bạn cũng đã nắm được tác dụng của thiết bị này là làm tăng công suất động cơ do tăng lượng khí nạp. 

Áp suất thông thường của không khí là 1at, nhờ Turbo tăng áp mà áp suất nén có thể tăng lên 0,408 – 0,544 at, tương ứng với khoảng 50%. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu suất động cơ không đạt được hoàn hảo như vậy mà Turbo tăng áp thường chỉ giúp tăng công suất từ 30 – 40%.

Các loại động cơ Turbo tăng áp

Động cơ Turbo tăng áp hiện lắp đặt cho ô tô gồm những loại chính sau đây:

  • Single Turbo: hay còn gọi là Turbo tăng áp đơn, đây là thiết bị truyền thống và sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vì cấu tạo đơn giản nên việc lắp đặt cũng dễ dàng, hiệu suất tuabin cao, phù hợp với các động cơ cỡ nhỏ. Tuy nhiên Single Turbo có nhược điểm là phạm vi vòng tua máy hạn chế, hiệu suất thường kém ở tốc độ thấp, có độ trễ.
  • Twin-scroll Turbo:  hay còn gọi là tăng áp cuộn kép, cấu tạo khá tương tự loại truyền thống nhưng cải thiện 2 ống tuabin kết nối với hai ống xả khác nhau. Loại Turbo này khắc phục tốt vấn đề hiệu suất của Single Turbo, có khả năng đạt hiệu suất tốt ở cả tốc độ thấp và trung bình, tận dụng tối đa áp suất khí thải. Tuy nhiên cấu tạo của Turbo này phức tạp và lắp đặt chi phí cao hơn.

Hình ảnh của Turbo tăng áp cuộn kép

  • Twin-turbo: còn gọi là tăng áp kép, cấu tạo gồm 2 bộ Turbo tăng áp truyền thống ghép lại, có thể khắc phục được nhược điểm trễ Turbo thường gặp và đạt công suất tối ưu cho động cơ. Tuy nhiên, nhược điểm là cấu tạo và lắp đặt phức tạp, chi phí cao.

Như vậy Ascom.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu các Turbo tăng áp là gì và sử dụng Turbo tăng áp để tăng công suất động cơ. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc.