Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hộp số sàn

Hộp số sàn là bộ phận quan trọng của xe ô tô, đã xuất hiện rất sớm và được cải tiến theo sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô đến nay. Vậy hộp số sàn là gì? Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn như thế nào? Ascom.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu ngay sau đây.

  • Hộp số sàn là gì?

Hộp số sàn là hộp số đầu tiên được lắp đặt trên xe ô tô dùng để điều khiển xe vận hành. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô đã phát triển mạnh mẽ trong mấy chục năm qua, hộp số sàn cũng không ngừng được cải tiến để tăng hiệu quả vận hành.

Hộp số sàn được trang bị cho các xe có hệ thống truyền động đơn giản

Hiện nay, hộp số sàn vẫn được tin cậy trang bị phổ biến trên nhiều dòng xe có hệ thống truyền động đơn giản.

  • Cấu tạo của hộp số sàn

Cấu tạo của hộp số sàn gồm nhiều bộ phận như trục sơ cấp, trục thứ cấp, trục trung gian hoạt động khớp với nhau qua hệ thống bánh răng, tạo ra tỷ số truyền tương ứng theo cấp số của xe. Cụ thể các bộ phận và vai trò của chúng cấu tạo nên hộp số sàn như sau:

Hình ảnh cấu tạo hộp số sàn

  • Bánh răng: bánh răng giống như khớp kết nối các bộ phận với nhau, đảm nhiệm việc thay đổi tỉ số truyền của hộp số.
  • Trục hộp số: Trục hộp số có hai loại có cấu tạo khác nhau gồm trục hộp số dọc (cấu tạo 3 trục sơ cấp – trung cấp và thứ cấp) và hộp số ngang (cấu tạo 2 trục sơ cấp – thứ cấp).
  • Ổ bi: Có tác dụng chuyển lực ma sát trượt thành ma sát lăn, từ đó hạn chế tiếng ồn và tăng tuổi thọ cho hộp số sàn.
  • Bồ đồng tốc: có tác dụng duy trì tốc độ ổn định của bánh răng khi hộp số hoạt động, hạn chế tình trạng va đập của bánh răng, từ đó mà xe vận hành mượt mà trơn tru hơn.
  • Vỏ và nắp: Có vai trò bao kín bảo vệ các bộ phận quan trọng trong hộp số.
  • Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn

Hộp số sàn hoạt động dựa trên các chuyển động của trục khớp với nhau bằng bánh răng, từ đó tạo tỷ số truyền động tương ứng với từng cấp số. Cụ thể hình vẽ miêu tả nguyên lý hoạt động của hộp số sàn như sau:

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hộp số sàn

Giải thích chi tiết:

  • Trục sơ cấp (màu xanh lá) có các bánh răng dẫn động, là vị trí tiếp nhận lực momen xoắn truyền từ động cơ đến thông qua bộ ly hợp.
  • Trục trung gian (màu đỏ) có các bánh răng chủ động nối với trục sơ cấp giúp hai trục chuyển động quay khớp với nhau.
  • Trục thứ cấp (màu xanh lam) có các bánh răng bị động, ăn khớp với trục trung gian ở giữa cùng chuyển động.
  • Hộp số sàn lên cấp số xe bao nhiêu thì sẽ có bất nhiêu cặp bánh răng chủ động và bị động chuyển động quay theo để tạo tỷ số truyền động tương ứng.
  • Khi tăng cấp số, trục màu vàng (thứ cấp) phía đầu ra chuyển động khớp với cặp bánh răng chủ động đỏ và bị động màu xanh lam tương ứng với lực truyền động nhận được từ trục sơ cấp. Lực đẩy truyền theo sơ đồ giảm dần như sau: động cơ, ly hợp, trục sơ cấp, trục trung gian, trục thứ cấp và cuối cùng là trục dẫn động.
  • Khi lùi cấp số, bánh răng nhỏ trung gian (màu tím) sẽ được sử dụng ăn khớp với bánh răng chủ động (màu đỏ) và bị động (màu xanh lam). Kết quả là trục thứ cấp chuyển động ngược, từ đó xe di chuyển lùi dễ dàng.

Hộp số sàn hoạt động ở mỗi cấp số khác nhau thì tỷ lệ truyền lực dẫn động từ động cơ khác nhau, kết quả là vận tốc xe cũng khác nhau. Vì thế lái xe cần lựa chọn cấp số phù hợp với nhu cầu nhằm đảm bảo độ bền của hộp số.

Trên đây Ascom.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số sàn. Tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến xe ô tô khác tại Ascom.vn bạn nhé.

Những cách khởi động xe ô tô trong tiết trời lạnh giá đơn giản

khởi động xe

Trong những thời tiết lạnh giá vào mùa đông sẽ khiến cho việc khởi động xe ô tô vào sáng sớm trở lên khá khó khăn. Vậy làm sao để khởi động xe ô tô trong tiết trời lạnh giá một cách nhanh chóng nhất? Cùng tham khảo một số gợi ý bên dưới đây để nắm rõ thông tin nhé!

Giữ đầy bình nhiên liệu

Một trong những cách đầu tiên để khởi động xe ô tô trong tiết trời lạnh giá đó là cần giữ đầy bình nhiên liệu. Ngoài việc bạn nên tìm những khu vực ấm áp để đỗ ôtô thì một trong những nguyên tắc rất cơ bản giúp cho tài xế có thể khởi động được xe dưới thời tiết lạnh chính là việc nên giữ bình nhiên liệu luôn đầy.

Bởi vì, khi nhiệt độ xuống quá thấp sẽ khiến cho hơi nước có thể ngưng tụ trong thùng nhiên liệu thành thể lỏng để hòa vào nhiên liệu, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của động cơ. Còn khi bình nhiên liệu đầy thì hơi nước ở trong thùng nhiên liệu cũng vì thế mà ít hơn và khi đó nguy cơ lẫn nước của nhiên liệu cũng giảm xuống. Để khởi động xe ở trong thời tiết giá lạnh cần phải giữ cho bình nhiên liệu luôn được đầy. 

Giữ đầy bình nhiên liệu

Giữ đầy bình nhiên liệu trong thời tiết lạnh giá

Không đề quá lâu

Một điểm mà bạn cũng cần lưu ý đó là khi khởi động xe, không bắt hệ thống đề làm việc quá 20 giây. Nếu như động cơ vẫn không hoạt động, nên dừng đề một khoảng thời gian rồi làm lại.

Bởi việc “cố gắng” để có thể sẽ gây ra những thiệt hại cơ khí, hỏng hóc bộ đề do quá tải hoặc nhanh chóng sẽ khiến ắc quy hết điện năng. Còn nếu như nguyên nhân khó nổ của xe xuất phát từ ắc quy yếu thì bạn cũng nên sử dụng ắc quy dự phòng để câu điện.

khởi động xe

Để khởi động xe trong thời tiết lạnh giá không nên đề quá lâu

Bật khóa điện để sấy nóng không khí khi khởi động xe

Để khởi động xe ô tô trong tiết trời lạnh giá bạn có thể bật khoá điện và sấy nóng cho không khí. Trong thời tiết lạnh, tài xế nên mở khóa điện xe và để ở vị trí ON, đợi cho đến khi đèn báo sấy tắt. Lặp lại việc làm này khoảng 5 đến 6 lần rồi sau đó đề sẽ khiến cho động cơ dễ nổ hơn.

Khi động cơ đã nổ rồi đừng vội đạp ga ngay, tài xế hãy từ từ đạp ga và khởi hành xe. Đồng thời, tài xế nên tắt những thiết bị không cần thiết chẳng hạn như điều hòa, radio và hệ thống chiếu sáng…

 

Bật khóa điện

Bật khóa điện để sấy nóng không khí khi khởi động xe trong thời tiết lạnh giá

Để cho động cơ làm việc ở chế độ không tải khi khởi động xe

Khi phải dừng xe chờ đèn đỏ, hoặc dừng thời gian không quá lâu, bạn hãy duy trì động cơ làm việc ở chế độ không tải. Động cơ khi làm việc ở chế độ không tải sẽ khiến cho nhiệt độ động cơ ổn định và có lợi cho quá trình nhiệt động học xảy ra ở trong động cơ. Đồng thời điều này sẽ không làm bạn tốn nhiều nhiên liệu hơn so với việc tắt máy ô tô và khởi động lại.

Hiện tại ascom.vn đang là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dành cho những gara ô tô trên toàn quốc. Tại đây bạn sẽ dễ dàng tìm thấy được các sản phẩm chất lượng cao như:

  • Những dòng máy chuẩn đoán ô tô cao cấp giúp phát hiện tình trạng của xe
  • Các thiết bị lập trình ô tô
  • Các dụng cụ sửa chữa cho xe
  • Phần mềm, phụ tùng ô tô chính hãng

Nếu như chiếc xe cưng của bạn đang gặp trục trặc và bạn chưa biết xử lý như thế nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo hotline để được hỗ trợ ngay bây giờ nhé.

Trên đây là những cách khởi động xe ô tô trong tiết trời lạnh giá mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đó sẽ giúp cho bạn nắm được một số cách để xử lý khi xe khó khởi động vào mùa đông.

Mẹo sử dụng ô tô hiệu quả để ô tô luôn bền đẹp như mới

mẹo sử dụng ô tô hiệu quả nhất

Ô tô là một tài sản có giá trị lớn của con người và làm thế nào để sử dụng nó thật đúng cách và hiệu quả nhất là điều mà khá nhiều người quan tâm. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những mẹo sử dụng ô tô hiệu quả để giúp chiếc ô tô của bạn bên đẹp như mới với thời gian.

Ô tô là gì?

Ô tô là phương tiện có 4 bánh, chạy bằng động cơ trên đường bộ. Ô tô do con người lái và có thể sử dụng để chở người, vận chuyển hàng hóa lưu thông trên đường. Tùy theo mục đích sử dụng của con người mà ô tô có nhiều loại khác nhau.

mẹo sử dụng ô tô hiệu quả nhất

Khám phá các mẹo sử dụng ô tô hiệu quả nhất

Tổng hợp những mẹo sử dụng ô tô hiệu quả nhất

Sau đây, chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu đến bạn những mẹo hay được khá nhiều người tin dùng để bảo vệ chiếc ô tô yêu quý của bản thân.

Không sử dụng ô tô cho những quãng đường quá ngắn

Việc đi một quãng đường ngắn quá sẽ gây hại đến động cơ chiếc xe của bạn, khi máy móc chưa được làm nóng đủ mức, nhiên liệu sẽ tiêu hao nhiều. Điều đó cũng khiến tuổi thọ của bộ giảm thanh cũng bị rút ngắn. Vì vậy hãy hạn chế việc sử dụng xe trong những quãng đường quá ngắn hoặc đi thêm 1 quãng đường dài hơn.

Mỗi tuần sử dụng xe ít nhất một lần

Bạn nghĩ rằng việc đi quãng đường ngắn không tốt cho xe nên để xe trong garage cả tháng. Đây cũng không hẳn là một điều tốt bạn nhé bởi khi xe chỉ nằm yên 1 chỗ quá lâu sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề khác như: hệ thống sẽ bị tiêu hao dầu. Vậy nên nếu bạn bắt buộc hoặc không thể sử dụng xe trong một thời gian dài thì hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để bảo vệ xe của mình tốt nhất nhé.

Kiểm tra dầu và thay dầu

Bạn cần kiểm tra mức dầu hộp số, dầu động cơ,  dầu phanh, dầu trợ lực lái thường xuyên để tránh việc xe bị chảy dầu tiềm ẩn nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn còn cần kiểm tra màu sắc của dầu xe bạn và thay dầu ngay khi thấy dầu bị khô, bị đổi màu.

Thay dầu

Thay dầu thường xuyên sẽ giúp ô tô hoạt động bền bỉ

Theo khuyến cáo thì xe đi được 3 đến 6 tháng hoặc 5.000-8.000 km thì bạn nên kiểm tra và thay dầu để bảo vệ động cơ và giảm việc tiêu hao nhiên liệu. Ngoài ra, cần kiểm tra và thay cả lọc dầu nữa nhé bởi nếu lọc dầu bẩn thì bạn có thay dầu cũng vô nghĩa.

Thay lọc gió

Sau khoảng 19.000 km bạn cần kiểm tra và thay lọc gió để xe có thể hoạt động tốt hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Việc thay lọc gió khá là dễ dàng nên bạn có thể tìm hiểu mua ở các cửa hàng chuyên dụng và tự thay.

Kiểm tra độ dày của má phanh 

Nếu má phanh hao mòn mà không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hỏng đĩa phanh và bộ kẹp phanh. Chúng có giá trị hơn má phanh rất nhiều nên bạn cần chú ý kiểm tra và thay để tránh mất số tiền lớn hơn.

Đảo vị trí lốp xe

Đổi vị trí lốp xe sẽ giúp tăng tuổi thọ, giảm tình trạng lốp bị mòn không đều. Thông thường sau khoảng 10.000 km hoặc nửa năm thì bạn cần tiến hành đảo vị trí lốp. Cách đổi thì theo hình chéo: Trái qua phải, trên xuống dưới.

Kiểm tra và bổ sung đủ hơi cho lốp

Lốp non hơi cũng dẫn đến việc tiêu hao nhiên liệu và bị giảm tuổi thọ lốp. Nên bạn cần kiểm tra lốp thường xuyên và bơm căng lốp để xe có thể vận hành tốt, giảm hao mòn.

Rửa xe

Bụi bẩn bám trên xe lâu ngày sẽ dẫn đến rỉ sét làm hỏng xe bạn, gây tốn chi phí sửa. Vậy nên hãy rửa xe thường xuyên sau những chặng đường dài hoặc khi thấy có dấu bụi bẩn nhé.

chiếc ô tô

Hãy giữ cho chiếc ô tô của bạn luôn sạch sẽ

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những mẹo sử dụng ô tô hiệu quả. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn có thể sử dụng và bảo vệ chiếc xe ô tô của mình một cách tốt nhất.

 

Hướng dẫn cách tự thay lốp ô tô cho người mới sử dụng đơn giản

Tháo lốp xe ô tô

Thay lốp ô tô sẽ là việc đơn giản cho các lái xe có thâm niên lâu năm nhưng với những người mới sử dụng ô tô thì không phải ai cũng biết. Việc biết cách tự thay lốp ô tô sẽ giúp bạn tránh khỏi tình huống dở khóc dở cười khi ở nơi hẻo lánh, không có người qua lại với một chiếc lốp xẹp lép. Đừng lo lắng bài viết này Ascom.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cách thay lốp ô tô cho người mới sử dụng đơn giản, dễ dàng để áp dụng khi gặp tình huống bất ngờ.

Dấu hiệu lốp xe cần thay mới

Ngay cả khi bạn bảo dưỡng xe ô tô thường xuyên, nhưng để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển thì vẫn nên thay lốp mới. Nếu bạn kiểm tra lốp xe có các hiện tượng sau thì hãy thay lốp xe ngay nhé.

  • Lốp mòn dưới 1,6mm

Hiện nay, hãng sản xuất đều khuyến cáo không nên chạy xe nếu lốp mòn dưới 1.6mm sẽ dễ gây trơn trượt, phản xạ kém khiến người lái xe vô cùng nguy hiểm.

  • Áp suất lốp không ổn định

Mỗi lốp xe được quy định áp suất bơm riêng và bơm đủ số cân trong khi vẫn chạy thường xuyên.Tuy nhiên trong nếu áp suất lốp không ổn định sẽ dễ xảy ra vấn đề kỹ thuật, khiến lớp tráng men hở gây ra lốp xe không giữ kín hơi.

thay lốp ô tô cho người mới sử dụng

Thay lốp ô tô cho người mới sử dụng

  • Lốp bị biến dạng

Các lốp bị chém cạnh nếu không may đâm phải vật sắc nhọn hoặc bị rạn nứt, bong tróc sẽ có nguy cơ bị nổ lốp giữa đường nếu tiếp tục di chuyển. Bạn nên thay lốp dự phòng để yên tâm trong quá trình di chuyển.

  • Lốp bị thủng

Lốp xe chịu quá nhiều hư tổn, có nhiều vết thủng quá lớn sẽ khiến chất lượng lốp sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng tới quá trình di chuyển.

  • Van lốp bị hư hỏng

Hai bộ phận van lốp có tác dụng giữ kín cho khí bên trong xe, ngăn hơi ẩm xâm nhập. Tuy nhiên khi van lốp bị hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến áp suất của lốp, gây ra trải nghiệm không tốt trong quá trình di chuyển xe.

Cách bước thay lốp ô tô cho người mới sử dụng

Trước khi tiến hành thay lốp cho ô tô thì bạn cần tìm địa điểm đỗ xe bằng phẳng, rộng rãi không bị che mất tầm nhìn. Bởi điều đó quan trọng do khi tiến hành thay lốp ô tô bạn sẽ không quan sát xung quanh nhiều vì thế đỗ xe ở nơi phẳng, không dốc sẽ hạn chế xe ô tô bị trượt và lăn bánh gây nguy hiểm cho bạn và mọi người xung quanh.

Bước 1: Giữ xe cố định

Với xe số tự động, có thể dùng kéo phanh tay, gạt cần số về P. Còn xe số sàn thì về số 1 và cài số lùi. Để an toàn hơn, bạn nên đặt thêm vật nặng như gạch, đá chèn vào lốp xe đảm bảo xe được giữ cố định, không di chuyển trong quá trình thực hiện.

Bước 2: Đặt kích xe

Khi thay lốp ô tô cho người mới sử dụng bạn nên đặt kích điện dưới hầm xe nơi mà nhà sản xuất đánh dấu. Đặt ở vị trí này sẽ đảm bảo bánh trước và bánh sau xe  đúng vị trí cần thay và hạn chế tiếp xúc gây vỡ, giòn đồ vật.

Bước 3: Kích xe lên

Sau khi tìm được điểm đặt thích hợp, tiến hành kích xe lên theo mức độ để trụ được xe nhưng vẫn giữ bánh xe trên mặt đất. Lưu ý xe cần trụ chắc chắn và vuông góc với mặt đất nhé.

Bước 4: Nới, tháo vít

Bạn sẽ bắt đầu tiến hành tháo trục bánh xe và dùng máy ra vào lốp nới lỏng ốc vít theo chiều ngược kim đồng hồ. Khi ốc vít được nới lỏng, kích xe lên từ từ cho bánh xe được nâng lên khỏi mặt đất. Sau đó tháo bulong và ốc vít theo thứ tự hình sao, và lốp cũ được tháo rời, bỏ ra bên ngoài.

Tháo lốp xe ô tô

Tháo lốp xe ô tô 

Bước 5: Lắp lốp mới

Đưa lốp mới vào trục, tiến hành lắp vít lại theo thứ tự ngược lại. Không cần vặn quá chặt bởi sau khi bánh xe nằm trên mặt đất vặn tiếp cho chắc chắn hơn và tiết kiệm sức lực của mình.

Bước 6: Tháo kích

Hạ kích xuống dần dần cho đến khi lốp xe chạm đất và xe nhận lại trọng lượng sau đó nhấc kích ra ngoài.

Chiết chặt lại vít cho lốp xe ô tô

Chiết chặt lại vít cho lốp xe ô tô

Bước 7: Siết vít

Kiểm tra, siết chặt lại các ốc, sau đó bơm thêm hơi cho lốp xe nếu chưa đủ áp suất. Vậy là hoàn thành việc thay lốp ô tô đơn giản, nhanh chóng cho mình.

Giờ đây thì bạn lại có thể tiếp tục hành trình di chuyển ở xe ô tô sau quá trình tự thay lốp ô tô cho người mới sử dụng. Hy vọng với chia sẻ của Ascom.vn sẽ giúp bạn nắm được kiến thức cần thiết và tự mình xử lý khi gặp sự cố trên.

 

 

Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số xe tự động

Các ký hiệu trên cần số xe tự động

Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số xe tự động.

Khi mới nhìn sơ bộ toàn bộ ký hiệu trên cần số xe tự động chiếc xe tự động  thì những ký hiệu trên xe số tự động sẽ làm bạn thấy rườm rà và phức tạp.Bạn không thể hiểu hết ý nghĩa các kí hiệu trên cần số xe tự động. Bởi vì chúng đa phần thể hiện bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên thực tế, khi học qua cùng cách sử dụng cần số xe tự động thì người dùng chắc chắn sẽ thấy đơn giản hơn so với xe số sàn rất nhiều.

Các ký hiệu trên cần số xe tự động

Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số xe tự động

Ý nghĩa những ký hiệu trên cần số xe tự động.

Đa số các hãng xe ô tô sẽ  có cách thiết kế ký hiệu trên cần số ô tô khác nhau theo thiết kế của mình. Mặc dù vậy những xe hộp số tự động đều có các ký hiệu cơ bản như sau:

P (Parking): Có nghĩa là đậu xe

R (Reverse): Có nghĩa là Lùi xe

N(Neutral): Có nghĩa là Trạng thái tự do hay O, số “mo”

D(Drive): Có nghĩa là Số tiến

Các ký hiệu trên cần số xe tự động thể hiện như thế nào.

Các kí hiệu xe số tự động thông thường được sắp xếp trên cần số xe tự động theo thứ tự lần lượt là:

Nằm ở vị trí trên cùng là số đậu P

Nằm ở vị trí trên là số lùi R, còn ngay dưới số đậu P

Nằm ở vị trí ngay giữa là số mo N.

Nằm ở vị trí ngay giữa là số D.

Một số ký hiệu khác nằm bên dưới số mo N

Đa phần các ký hiệu mở rộng trên cần số xe tự động.

Ngoài những ký hiệu trên cần số ô tô tự động cơ bản trên, thì  các dòng xe ô tô cao cấp thường thêm một số ký hiệu riêng ứng với từng ý nghĩa như sau:

Chế độ M (Manual) : Có nghĩa là số tay:

Chế độ S (Sport) : Có nghĩa là thể thao

Chế độ D1 (Drive 1), D2 (Drive 2), D3 (Drive 3):  Có nghĩa là các chế độ tạo ra độ hãm lớn, thường sử dụng khi xuống dốc, đổ đèo.

Chế độ OD (Overdrive): Có nghĩa là chế độ tăng tốc nhanh, thường sử dụng khi cần vượt gấp hoặc đổ đèo.

Chế độ L (Low): Có nghĩa là số thấp.

Chế độ B (Brake): Có nghĩa là là số hãm giống như chế độ L ở trên. Chế độ B dùng hãm tốc bằng động cơ, sử dụng trong trường hợp xe đổ dốc sử dụng sẽ an toàn cho người điều khiển.

Không chỉ thường sử dụng cho dòng xe số tự động AT, các ký hiệu trên mà còn cho các dòng xe hộp số vô cấp CVT và hộp số ly hợp kép DCT trên xe ô tô.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp thì nhiều dòng xe số tự động ra đời. Nhà sản xuất thường trang bị thêm lẫy chuyển số tích hợp sau vô lăng. Lẫy chuyển số này giúp điều khiển xe có thể sang số tay khi chạy xe ở chế độ S hoặc số M.

Các ký hiệu trên cần số xe tự động

Các kí hiệu xe số tự động thông thường được sắp xếp trên cần số xe tự động

Những lưu ý về cần số xe tự động.

Mỗi nhà sản xuất sẽ có những dòng xe tương ứng với vị trí cần số xe tự động sẽ khác nhau. Các dòng xe ô tô con như xe sedan từ 4 đến 5 chỗ hoặc xe SUV/CUV từ 5 đến 7 chỗ,… thì cần số thường nằm ngay phần bệ trung tâm đặt giữa ghế lái và ghế hành khách, được gọi là center console.

Còn một số dòng xe MPV hay  bán tải, điển hình là xe 9 chỗ, 15  đến 16 chỗ… thì cần số được đặt ở trục tay lái nhằm giúp giải phóng không gian sàn xe.

Mỗi nhà sản xuất sẽ có tương ứng với vị trí cần số xe tự động sẽ khác nhau

Ý nghĩa các kí hiệu trên cần số xe tự động sẽ khác nhau ở mỗi nhà sản xuất

Bài viết trên đây ascom.vn đã gửi đến bạn đọc các thông tin về ý nghĩa các ký hiệu trên cần số xe tự động là gì. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về các ký hiệu trên cần số xe tự động.

Hiện tại ascom.vn chúng tôi đang là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các loại cần số xe tự động chính hãng có chất lượng cao.

Bạn đang có nhu cầu hãy liên hệ sớm nhất đến ascom.vn để nhận được mức giá vô cùng ưu đãi. Hãy gọi ngay tới số máy hotline của ascom.vn để được chăm sóc tận tình cũng như tư vấn cụ thể bạn nhé.

 

Cách dùng điều hòa xe ô tô đúng cách giúp tiết kiệm nhiên liệu

Hệ thống điều hòa là thiết bị giúp ô tô luôn duy trì nhiệt độ ổn định mát mẻ trong mùa hè nóng bức. Tuy nhiên nếu muốn biết cách dùng điều hòa xe ô tô lại tiết kiệm nhiên liệu thì các bạn cần bỏ túi những tips sau đây.

Các nút điều có trên điều hòa trên xe ô tô

Các mẫu ô tô trên thị trường hiện nay hầu như được thiết kế bảng điều khiển điều hòa. Và tùy từng loại xe thì vị trí của bảng điều hòa sẽ được đặt tại vị trí phù hợp nhất với nội thất của xe. Tuy nhiên, phần lớn các dòng xe đều có bảng điều khiển tại trung tâm taplo.

Hệ thống điều hòa trên xe ô tô 

Bảng điều khiển thường có một số nút mà anh em cần biết bao gồm:

Nút vặn màu đỏ hoặc xanh

Đây là nút có tác dụng giúp điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa. Màu xanh là chế độ làm lạnh xe giúp xe hạ nhiệt độ. Màu đỏ là chế độ sưởi ấm giúp tăng nhiệt độ trong xe.

Nút ký hiệu cánh quạt

Đây là nút có tác dụng chỉnh nấc gió của điều hòa. Khi bạn điều chỉnh nút này về phía bên phải sẽ giúp tăng cao mức gió. Và ngược lại.

Nút có ký hiệu người ngồi

Đây là nút có tác dụng điều chỉnh chế độ hướng gió trên xe. Hiện nay điều hòa xe ô tô thường có những chế độ như: chế độ thổi vào người, chế độ thổi vào chân, chế độ sưởi kính lái, chế độ thổi kép,…

Nút auto

Đây là nút có tác dụng giúp người dùng điều chỉnh chế độ điều hòa tự động.

Cách sử dụng điều hòa tiết kiệm nhiên liệu trên ô tô

Tùy vào số lượng người ngồi trên xe cũng như nhiệt độ bên ngoài thì tài xế có những cách dùng điều hòa xe ô tô khác nhau và có những điểm riêng khác nhau. 

Cách dùng điều hòa xe ô tô

Nút A/C 

Đây là nút có tác dụng bật hoặc tắt điều hòa trong xe hơi.

Nắm rõ cơ cấu của điều hòa xe ô tô

Mỗi điều hòa xe ô tô đều có những thành phần cấu tạo khác nhau. Vì vậy, để có thể sử dụng điều hòa một cách chuẩn xác thì người dùng cần phải nắm rõ cơ cấu hoạt động của xe. Thông thường các bác tài sẽ để cả quạt gió khi bật điều hòa để có thể giảm nhiệt độ nhanh. Bên cạnh đó, khi sắp kết thúc chuyến đi 15 phút bác tài nên mở cửa sổ và tắt điều hòa. Để có thể cân bằng với không khí bên ngoài có tác dụng giảm việc sốc nhiệt.

Sử dụng công suất phù hợp

Tùy vào lượng người ngồi trên xe cũng như độ lớn của xe thì người lái có thể điều chỉnh mức công suất điều hòa cho thích hợp. Biết cách dùng điều hòa xe ô tô  sẽ giúp làm mát tốt và có thể tiết kiệm nguyên liệu nhất là làm lạnh từ từ tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Bên cạnh đó cũng không được để điều hòa quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến xe tiêu hao lượng nhiên liệu nhiều hơn.

Khởi động xe trước khi bật điều hòa 

Thường thì mùa hè các bác tài sẽ bật điều hòa để giúp người đi mát hơn. Và xe khi được để dưới ánh nắng trực tiếp chiếu vào xe nhiệt độ có thể lên đến hơn 60 độ C điều này sẽ sinh ra những khí có hại cho sức khỏe.

Chính vì vậy, cần bật điều hòa cho xe trước để có thể giúp đẩy các khí độc này ra ngoài nhé.

Vệ sinh điều hòa ô tô đúng cách

Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra điều hòa ô tô

Để có thể sử dụng điều hòa hiệu quả và lâu dài thì người dùng phải về sinh điều hòa trên ô tô thường xuyên. Điều này giúp điều hòa tránh bám bụi và không khí đi ra trong lành hơn.

Theo khuyến cáo thì các bác tài nên kiểm tra và vệ sinh định kỳ điều hòa mỗi 5.000 km.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà các bạn cần biết về cách dùng điều hòa xe ô tô. Hy vọng với thông tin này, bạn sẽ bỏ túi cho mình những cách sử dụng điều hòa ô tô hiệu quả và tiết kiệm nhất nhé. 

 

Những bộ phận hay hỏng nhất trên ô tô

Những bộ phận hay hỏng nhất trên ô tô là nguyên nhân khiến chiếc xe của bạn không thể vận hành hoặc vận hành kém hiệu quả.

Nguyên nhân có thể do hoạt động nhiều khi xe vận hành, ít bảo dưỡng hoặc hư hại do yếu tố môi trường. Cùng Ascom.vn điểm danh top 5 bộ phận hay hỏng nhất nhé.

#1 – Dây cua-roa

Dây cua-roa là một trong những bộ phận hay hỏng nhất trên ô tô. Bộ phận này có nhiệm vụ dẫn động cho các bộ phận hoạt động khác của ô tô như: máy phát, bơm lực trợ lái, lốc điều hòa hoặc hệ thống bơm nâng gầm ở các mẫu xe sang. Do hoạt động thường xuyên nên dây cua-roa rất dễ bị xuống cấp, hỏng hóc bất ngờ, ngoài ra cũng có thể do bị chuột cắn.

 Bộ phận hay hỏng nhất trên xe ô tô là dây cua – roa

Dấu hiệu nhận biết dây cua-roa hỏng là có các vết nứt vỡ trên dây. Khi nổ máy hoặc vận hành xe, dây cua-roa hoạt động kêu ra các tiếng rít rõ ràng. Để tránh tình trạng xe không thể hoạt động do đứt, hỏng dây cua-roa thì chủ xe nên thay thế định kỳ sau mỗi quãng đường chạy 80.000 – 100.000 km. Ngoài ra cũng cần thường xuyên kiểm tra bộ phận này, nhất là trước những chuyến đi dài.

#2 – Lốp và La-zăng xe

Ngoài dây cua-roa thì lốp và La-zăng xe cũng là một trong những bộ phận hay hỏng nhất trên ô tô. Nguyên nhân chủ yếu do các tình huống lái xe bất cẩn như: cú xóc mạnh khi xe đi tốc độ cao qua ổ gà, leo chèo lên vỉa hè, cà vỉa lốp vào vỉa hè, va chạm mạnh do tai nạn,…

Lốp xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc với mặt đường, do vậy nên cũng dễ bị hỏng hóc hơn do ma sát mạnh liên tục. Thông thường sau mỗi 10.000 km, chủ xe nên mang xe đi đảo lốp, kiểm tra cân bằng động. Hoa lốp thường bị mòn sau khi xe đi khoảng 20.000 – 25.000 km cần được kiểm tra và thay thế. Ngoài mòn hỏng thì lớp cao su của lốp xe cũng dễ bị thoái hóa do thời gian sử dụng lâu và điều kiện môi trường khắc nghiệt, khi đó cũng cần thay thế để đảm bảo an toàn.

#3 Các đèn chiếu sáng của xe

Ở mỗi dòng xe khác nhau các thương hiệu sản xuất xe ô tô có lắp đặt những loại đèn chiếu sáng khác nhau, phổ biến như đèn halogen, xenon, đèn HID, đèn LED,… Mỗi loại đèn có khả năng chiếu sáng và tuổi thọ khác nhau, trong đó đèn halogen tuổi thọ thấp nhất (hiện ít được sử dụng) còn đèn LED tuổi thọ cao nhất (hiện được dùng rất phổ biến).

Đèn chiếu sáng cũng là bộ phận dễ bị hỏng hóc trên ô tô

Ngoài trường hợp hết tuổi thọ thì đèn chiếu sáng của xe dễ bị hỏng hóc, nứt vỡ khi xe bị xóc mạnh hoặc có sự cố va chạm. Nguồn điện không ổn định trên xe cũng có thể gây nhấp nháy, giảm hiệu suất đèn hoặc thậm chí là cháy bóng. Để tránh các trường hợp này, chủ xe nên chuẩn bị sẵn bóng đèn thay thế ở các vị trí quan trọng và mang xe đi sửa chữa nếu hỏng đèn, hệ thống điện chiếu sáng không ổn định.

#4 Cần gạt mưa

Cần gạt mưa rất dễ bị hỏng, mất hoặc giảm chức năng sau 1 – 2 mùa sử dụng do chất liệu bằng cao su, dễ bị cứng hỏng do vị trí ngoài trời chịu nhiều tác động từ môi trường. Tình trạng cần gạt mưa bị khô cứng, gây cọ xát trên kính hoặc gạt mưa không hiệu quả rất thường gặp, chủ xe không nên cố gắng ấn gạt cần mà nên thay thế cần gạt mới.

#5 Gioăng kính cửa sổ

Top 5 những bộ phận hay hỏng nhất trên ô tô là gioăng kính cửa sổ, đặc biệt là những xe thường xuyên để ngoài trời, không có mái che hoặc bọc xe. Ngoài ra khi hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta cũng dễ khiến gioăng kính cửa sổ bằng chất liệu cao su nhanh bị thoái hóa hơn, trở nên chai cứng, nứt gẫy và không thể sử dụng.

Gioăng kính cửa cao su dễ bị thoái hóa, dính bụi bẩn

Chủ xe nên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh gioăng kính cửa sổ khỏi bụi bẩn và thay thế khi zoăng hỏng dẫn đến khả năng chống ồn kém hiệu quả, kính cửa cũng không được đóng khít chặt.

Trên đây Ascom.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu Top 5 những bộ phận hay hỏng nhất trên ô tô. Hy vọng sẽ giúp các chủ xe sử dụng xe hiệu quả ít hỏng hóc nhất.

 

Cách nhận biết má phanh ô tô bị mòn và cách thay thế đơn giản

Để ô tô được vận hành an toàn thì lái xe cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện được tình trạng và mức độ hao mòn của các bộ phận đặc biệt là má phanh của ô tô. Sau một thời gian sử dụng má phanh thường bị hao mòn đi điều này sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn khi di chuyển.

Vậy cách nhận biết má phanh ô tô bị mòn như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây của chúng tôi nhé!

Cách nhận biết má phanh ô tô bị mòn như thế nào?

Cách nhận biết má phanh ô tô bị mòn thông qua dấu hiệu má phanh bị mòn qua đèn báo lỗi, tiếng ồn hoặc qua cảm giác lái.

Đèn báo lỗi hệ thống phanh phát sáng là một biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất nếu như má phanh ô tô bị mòn và cần được thay thế. Bên cạnh đó, người điều khiển xe ô tô cũng nên lưu ý tới những tiếng ồn bất thường phát ra. Rất có thể điều này là do bộ phận cảm biến phanh hoặc miếng kim loại nhỏ gắn trên tấm đệm má phanh gây nên.

Cách nhận biết má phanh ô tô bị mòn có thể phát hiện thông qua dấu hiệu từ lực kéo ở bánh xe. Trong khi di chuyển, người lái sẽ cảm nhận được một lực kéo khiến cho xe có xu hướng rẽ trái và rẽ phải mà không theo sự điều khiển của vô lăng hoặc ô tô bị giật.

Theo cơ chế hoạt động, việc nhấn chân phanh sẽ khiến cho má phanh ép sát vào roto, tạo ra lực cản khiến cho bánh xe dừng lại. Tuy nhiên, má phanh bị hao mòn quá mức sẽ tạo ra cảm giác đạp chân phanh quá nhẹ hoặc bị hụt, thậm chí là xuất hiện tình trạng vô lăng ô tô bị rung lên khi đi trên đường mặc dù xe đang di chuyển với tốc độ ổn định.

Cách nhận biết má phanh ô tô bị mòn

Hướng dẫn cách thay má phanh tại nhà đơn giản

Bước 1: Tháo bánh xe

Sau khi đậu xe vào vị trí thích hợp, chủ xe hãy nới lỏng đai ốc, tắc kê của bánh xe cần phải tháo má phanh bằng việc dựa trên độ nặng và độ bám của lốp xe. Sau đó, nâng xe lên cao hơn nhờ kích để thay được má phanh. 

Có thể thực hiện thay má phanh bị ô tô bị mòn tại nhà 

Bước 2: Mở cụm piston ra và sau đó tháo má phanh cũ ra

Tiếp theo, chủ xe hãy tiến hành mở cụm piston để tháo má phanh cần thay ra. Hãy tháo hai bu-lông ắc phanh bọc cao su nằm ở phía sau kẹp phanh trước khi dùng vít tháo cụm piston ra khỏi cụm phanh xe.

Piston cần được treo cẩn thận bên cạnh và tránh treo lơ lửng bằng ống dầu phanh vì có thể sẽ làm hỏng ống dầu. Lúc này, chủ xe có thể tháo má phanh cũ ra để thay thế mới. 

Bước 3: Tiến hành thay má phanh mới

Má phanh mới được thay cần phải đảm bảo cùng kích thước với má phanh cũ và phù hợp với các dòng xe. Cần quan sát thứ tự lắp má phanh và phe cài của loại má phanh cũ để tránh nhầm lẫn khi lắp lại.

Thay má phanh mới cùng dòng với má phanh cũ cho xe ô tô

Bước 4: Ép piston phanh

Do má phanh mới không bị mòn cho nên việc ráp vào vị trí piston cũ sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, piston cần phải được đưa về vị trí ban đầu bằng cách sử dụng cảo piston và nén piston cho đến khi có cảm giác cứng ở tay đồng thời khớp với phanh và má phanh mới.

Bước 5: Lắp cụm piston và bánh của xe ô tô

Cuối cùng, sau khi nén piston phanh, chủ xe cần phải lắp lại cơ cấu phanh như cũ, tra dầu vào bu-lông ắc phanh, lắp bánh xe và hạ kích xiết tắc kê cho chắc chắn. Ngoài ra, chủ xe cần phải tăng áp suất phanh bằng cách đạp phanh liên tục.

Trên đây là Cách nhận biết má phanh ô tô bị mòn mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vong qua những thông tin trên sẽ giúp bạn kiểm tra được tình trạng của xe. Ngoài ra nếu như bạn không thể tự mình thay thế được má phanh cho ô tô hãy liên hệ ngay cho ascom.vn để được hỗ trợ.

Ascom.vn tự hào là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các loại thiết bị phụ tùng ô tô, máy chuẩn đoán, các sản phẩm dụng cụ sửa chữa chất lượng cao có nguồn gốc rõ ràng. Hơn nữa khi sử dụng dịch vụ tại đây bạn sẽ luôn nhận được mức giá vô cùng ưu đãi nhất thị trường.

Tìm hiểu Turbo tăng áp là gì?

Tìm hiểu Turbo tăng áp là gì?

Khi tìm hiểu về động cơ xe ô tô, chắc chắn bạn đã bắt gặp cái tên Turbo tăng áp có tác dụng tăng công suất động cơ đốt trong, từ đó giúp ô tô vận hành mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Vậy cụ thể Turbo tăng áp là gì? Hãy cùng Ascom.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tìm hiểu Turbo tăng áp là gì?

Turbo tăng áp hay còn gọi là bộ tăng áp động cơ ô tô Turbocharger chỉ một loại thiết bị cảm ứng cưỡng bức, có khả năng thêm khí nén vào buồng đốt giúp tăng công suất cho động cơ đốt trong. Vì vậy động cơ có Turbo tăng áp có thể hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả hơn so với động cơ hút khí tự nhiên.

Thực tế hệ thống Turbo tăng áp cho động cơ có 2 loại là Turbocharger và Supercharger nhưng bài viết này Ascom.vn chỉ đề cập đến loại Turbocharger có giá thành thấp và sử dụng phổ biến.

Cấu tạo của Turbo tăng áp

Cấu tạo của Turbo tăng áp trên ô tô hiện nay hầu hết là loại có hình xoắn ốc, gồm các bộ phận cánh bơm, cánh tuabin, ổ bi đỡ, trục, đường dẫn dầu bôi trơn trục. Chi tiết các bộ phận cấu tạo Turbo tăng áp thể hiện ở hình vẽ dưới đây.

 Cấu tạo của Turbo tăng áp

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp

Turbo tăng áp dùng cho động cơ ô tô bằng cách lắp trực tiếp vào đường ống xả của động cơ. Nguyên lý hoạt động như sau:

  • Động cơ xả khí khi hoạt động làm quay cánh tuabin của bộ tăng áp.
  • Cánh tuabin quay tác động khiến cánh bơm khoang đối diện quay theo.
  • Cánh bơm quay giúp hút khí sạch nạp vào động cơ.

Như vậy, động cơ hoạt động có Turbo tăng áp có lượng khí nạp vào nhiều hơn, nhanh hơn. Lượng khí xả của động cơ càng nhiều thì Turbo quay càng nhanh, khí càng được nạp vào nhiều. Cụ thể nguyên lý vận hành của Turbo tăng áp với động cơ ô tô thể hiện ở hình vẽ sau:

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp là gì?

Trong hệ thống động cơ sử dụng Turbo tăng áp, người ta thường lắp đặt thêm bộ làm mát phía trước để tránh trường hợp khí hút vào nhanh làm tăng nhiệt độ quá cao, giảm mật độ oxy. Ngoài ra, hệ thống cũng thường được lắp van an toàn để dẫn dòng khí xa dư ra ngoài, tránh trường hợp áp suất khí xả tăng cao tạo áp suất ngược dội vào buồng đốt.

Tác dụng của Turbo tăng áp với hoạt động của động cơ

Qua nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp mà Ascom.vn đã cùng bạn tìm hiểu ở trên, có lẽ bạn cũng đã nắm được tác dụng của thiết bị này là làm tăng công suất động cơ do tăng lượng khí nạp. 

Áp suất thông thường của không khí là 1at, nhờ Turbo tăng áp mà áp suất nén có thể tăng lên 0,408 – 0,544 at, tương ứng với khoảng 50%. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu suất động cơ không đạt được hoàn hảo như vậy mà Turbo tăng áp thường chỉ giúp tăng công suất từ 30 – 40%.

Các loại động cơ Turbo tăng áp

Động cơ Turbo tăng áp hiện lắp đặt cho ô tô gồm những loại chính sau đây:

  • Single Turbo: hay còn gọi là Turbo tăng áp đơn, đây là thiết bị truyền thống và sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vì cấu tạo đơn giản nên việc lắp đặt cũng dễ dàng, hiệu suất tuabin cao, phù hợp với các động cơ cỡ nhỏ. Tuy nhiên Single Turbo có nhược điểm là phạm vi vòng tua máy hạn chế, hiệu suất thường kém ở tốc độ thấp, có độ trễ.
  • Twin-scroll Turbo:  hay còn gọi là tăng áp cuộn kép, cấu tạo khá tương tự loại truyền thống nhưng cải thiện 2 ống tuabin kết nối với hai ống xả khác nhau. Loại Turbo này khắc phục tốt vấn đề hiệu suất của Single Turbo, có khả năng đạt hiệu suất tốt ở cả tốc độ thấp và trung bình, tận dụng tối đa áp suất khí thải. Tuy nhiên cấu tạo của Turbo này phức tạp và lắp đặt chi phí cao hơn.

Hình ảnh của Turbo tăng áp cuộn kép

  • Twin-turbo: còn gọi là tăng áp kép, cấu tạo gồm 2 bộ Turbo tăng áp truyền thống ghép lại, có thể khắc phục được nhược điểm trễ Turbo thường gặp và đạt công suất tối ưu cho động cơ. Tuy nhiên, nhược điểm là cấu tạo và lắp đặt phức tạp, chi phí cao.

Như vậy Ascom.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu các Turbo tăng áp là gì và sử dụng Turbo tăng áp để tăng công suất động cơ. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc.

5 cách nhận biết ổ bi bánh xe hư hỏng đơn giản nhất

Cùng theo dõi bài viết sau cùng Ascom.vn để biết cách nhận biết ổ bi bánh xe hư hỏng đơn giản và dễ dàng nhất cho mình.

Ổ bi hay còn gọi là bạc đạn được biết đến là một bộ phận quan trọng ở xe ô tô. Nó đóng vai trò truyền chuyển động và hạn chế ma sát. Nhờ đó ổ bi ít bị hư hỏng, hạn chế bị mài mòn trong quá trình trục bánh xe chuyển động. Tuy nhiên muốn ổ bi và trục bánh xe bị mài mòn ít thì bạn nên bảo dưỡng định kỳ, bôi trơn để giảm tác dụng, giúp quá trình chuyển động dễ dàng, trơn tru hơn.

Ổ bi bánh xe là gì?

Ổ bi bánh xe là một dạng đỡ trụ và là thiết bị tập hợp của những quả bóng bi thép được tạo với nhau bởi một vòng kim loại nhằm giúp giảm sự ma sát trong thiết bị máy. Ổ bi sẽ di chuyển từ ma sát trượt của 2 bộ phận khi chuyển động và tiếp xúc với nhau thành ma sát lăn giữa các viên bi. Ổ bi được dùng ở trên tất cả các dòng xe từ xe đạp, xe máy, xe ô tô hay máy bay.

Ổ bi bánh xe hư hỏng

5 Cách nhận biết ổ bi bánh xe hư hỏng đơn giản

Khi ổ bi hư hỏng sẽ có những biểu hiện nhất định, bạn chỉ cần quan sát kỹ là có thể nhận biết được nhanh chóng.

  • Bánh xe phát ra tiếng ồn: Khi mỡ bôi trơn trong ổ bi biến chất sẽ làm cho các viên bi bị ma sát và vòng bi bị gãy. Dẫn đến bánh xe chuyển động, gây ra tiếng ồn và lâu dần làm hỏng trục bánh xe.
  • Xe rung lắc khi di chuyển: Nếu bánh xe có dấu hiệu không lăn bánh theo quỹ đạo hoặc bị đảo chuyển động thì có nghĩa là ô bi đã bị hư hỏng hoặc bị lỏng. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ làm bạn mất kiểm soát, khó điều khiển xe đúng theo ý mình.
  • Lốp xe bị mài mòn không đều: Nếu bạn thấy lốp xe bị mài mòn không đều có thể do nguyên nhân ô bỉ bị vấn đề hoặc do phuộc nhún, rotuyn lái bị lỗi ảnh hưởng.
  • Ngửi thấy mùi khét: Nếu bạn thấy có mùi khét hay mạt kim loại xuất hiện nhiều ở trong lớp mỡ bôi trơn sẽ làm hư moay ơ bánh xe, ảnh hưởng ổ bi trong quá trình di chuyển.

Cách nhận biết ổ bi bánh xe hư hỏng

Nguyên nhân làm ổ bi bánh xe bị hư hỏng?

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra ổ bi bánh xe bị hư hỏng, dưới đây Ascom.vn sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn ở bài viết sau.

  • Do chất lượng thép: Việc sản xuất ổ bi cần độ chính xác và quy trình phức tạp hơn nếu sử dụng thép không đạt chất lượng sẽ dễ sinh nhiệt, làm hư hỏng ổ bi nhanh chóng hơn.
  • Nhiệt độ quá cao: Dù được làm bằng chất liệu tốt giúp cách nhiệt nhưng nếu sử dụng nhiệt quá cao ở bánh xe sẽ làm mỡ bôi trơn bề mặt dễ bị rạn nứt.
  • Nước chui vào ổ bi: Đây cũng là nguyên nhân khiến ổ bi bánh xe dễ bị hỏng do nước làm ăn mòn kim loại và hư hỏng lớp mỡ bôi trơn trên ổ bi.
  • Phốt làm kín bị hư hỏng sẽ dẫn đến bụi bẩn chui vào ổ bi, từ đó làm lớp dầu bôi trơn bị hỏng theo, viên bi trong ổ bi sẽ dễ bị rỗ, mẽ và tạo ra tiếng ồn.

Như vậy, cách nhận biết ổ bi bánh xe hư hỏng ở trên nếu xe bạn gặp phải một trong các dấu hiệu đó thì hãy mang xe đi đến trung tâm garage ô tô để sửa chữa nhé. Do ổ bi là bộ phận rất quan trọng không nên để hỏng quá lâu sẽ ảnh hưởng tới an toàn trong quá trình di chuyển của bạn.

Ascom.vn – tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế phụ tùng ô tô chất lượng, uy tín nhất trên thị trường cho bạn hiện nay. Đến với Ascom.vn, bạn chắc chắn sẽ có được trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ và chất lượng xế yêu cải thiện, đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển cho bạn và mọi người.