Nguyên nhân và cách xử lý khi xe ô tô bị giật khi tăng ga

Thế nào là xe ô tô bị giật khi tăng ga?

Xe ô tô bị giật khi tăng ga là hiện tượng bắt gặp khi động cơ bị giật đồng nghĩa với việc hệ thống nhiên liệu, hệ thống cung cấp khí hoặc đánh lửa làm việc không được tốt. Lúc này quá trình đốt cháy diễn ra không thuận lợi khiến động cơ ngừng làm việc. Xe ô tô bị giật khi tăng ga nếu tiếp tục sử dụng sau một khoảng thời gian, thì động cơ hoạt động trở lại và kèm theo tình trạng rung lắc khi tăng ga.

Xe ô tô bị giật khi tăng ga là hiện tượng bắt gặp khi động cơ bị giật 

Nguyên nhân xe ô tô bị giật khi tăng ga.

Xe ô tô bị giật khi tăng ga có nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều bộ phận khác nhau trên xe. Bạn nhận thấy hiện tượng xe ô tô bị giật khi tăng ga trước khi tiến hành sửa chữa, khắc phục vấn đề này,  thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng những lý do dẫn đến tình trạng này để tránh nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Những dấu hiệu và nguyên nhân xe ô tô bị giật khi tăng ga như sau:

Lọc nhiên liệu bị nghẹt.

Trước khi vào buồng đốt và đảm bảo vệ sinh bình chứa thì thống lọc dầu có tác dụng làm sạch nhiên liệu. Sử dụng một thời gian thì lọc nhiên liệu thường bị bám cặn bẩn gây tắc nghẽn lọc gió. Việc vệ sinh sạch sẽ, lưu lượng và chất lượng nhiên liệu được cung cấp cho hệ thống phun sẽ bị ảnh hưởng làm cho xe ô tô bị giật khi tăng ga.

Lọc nhiên liệu thường bị bám cặn bẩn gây tắc nghẽn lọc gió

Kim phun nhiên liệu bị tắc.

Nhiệm vụ của kim phun là phun nhiên liệu vào buồng đốt một cách liên tục và nhanh chóng. Mặc dù vậy, nếu lâu ngày chưa vệ sinh kim phun thì dẫn đến bộ phận này sẽ bị bám đầy cặn bẩn khiến động cơ xe hoạt động không ổn định làm cho xe ô tô bị giật khi tăng ga trực tiếp.

Bám bụi nhiều vào lọc gió.

Xe ô tô bị giật khi tăng ga còn bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân lọc gió bị bám nhiều bụi. Bộ phận lọc gió có nhiệm vụ lọc không khí vào khoang máy làm cho sự  ổn định hoạt động của xe. Hệ thống lọc bị tắc nghẽn do bụi bẩn sẽ làm cho không khí vào khoang máy không đều.

Hệ thống đánh lửa có vấn đề, bugi hoạt động kém.

Bugi bị hỏng do bụi bẩn bám xung quanh điều này làm quá trình đốt cháy suy giảm. Điều này  dẫn tới hiện tượng đánh lửa có vấn đề, từ đó làm cho xe ô tô bị giật khi tăng ga.

Hệ thống đánh lửa có vấn đề, bugi hoạt động kém

Bị trục trặc cảm biến vị trí bướm ga.

Nếu cảm biến gặp trục trặc khiến lượng nhiên liệu đốt cháy không đều, thì  mạch điện bị hở không chỉ nhiên liệu phun ít lại mà động cơ yếu khó khởi động. Lúc này xe sẽ gặp trường hợp xe ô tô bị giật khi tăng ga.

Kẹt van tuần hoàn khí thải.

Tác dụng van tuần hoàn khí thải đưa khí xả từ động cơ vào buồng đốt. Nếu van tuần hoàn bị kẹt sẽ gây tình trạng xe ô tô bị giật khi tăng ga và chết máy giữa chừng. Làm nên hiện tượng xe ô tô bị giật khi tăng ga nhanh chóng.

Buồng đốt bị không khí tràn vào quá nhiều.

Suốt quá trình di chuyển, sự chênh lệch áp suất trong và ngoài buồng đốt khiến lượng khí tràn vào quá tải. Điều này làm  ảnh hưởng tới hoạt động hệ thống ECU. Tỷ lệ sai số định mức sẽ dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị giật khi tăng ga.

 

Trên đây là các thông tin về hiện tượng, nguyên nhân và cách xử lý khi xe ô tô bị giật khi tăng ga mà ascom.vn chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng quá đó sẽ giúp bạn có thêm thông tin về xe ô tô bị giật khi tăng ga. Hiện nay ascom.vn đang là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các loại thiết bị hỗ trợ xử lý khi xe ô tô bị giật khi tăng ga. Bạn đang có nhu cầu thì hãy đến với ascom.vn chúng tôi để nhận được  mức giá vô cùng ưu đãi. Hãy liên hệ ngay tới số máy hotline của ascom.vn để được tư vấn nhanh nhất và tận tình nhé.

 

Phân loại quạt động cơ ô tô, cấu tạo, nguyên lý và phân loại quạt động cơ ô tô 

Quạt động cơ ô tô nằm trong hệ thống thông gió cho ô tô giúp xe luân chuyển không khí từ ngoài vào trong và ngược lại. Điều này không chỉ giúp ô tô mát hơn mà còn khử mùi giảm say. Vậy việc phân loại quạt động cơ ô tô được phân biệt như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu về quạt động cơ thường dùng trong ô tô 

Quạt thông gió giúp làm mát ô tô là thiết bị được chạy bằng năng lượng dầu hoặc năng lượng mặt trời tùy vào từng loại xe. Thiết bị được thiết kế vô cùng gọn gàng và nhỏ. Điều này giúp người dùng có thể tháo lắp và sử dụng một cách dễ dàng. 

Thông thường, sản phẩm này được lắp vào chính giữa cửa kính của ô tô hoặc lắp vào vách trần để có thể gia tăng việc lưu thông không khí một cách dễ dàng. 

Hiện nay để có thể tiết kiệm nguyên liệu và giảm áp lực cho xe thì quạt động cơ xe sẽ hoạt động với cấp độ 1 khi bật lên. Và sau khi hệ thống làm mát đã hoạt động một cách ổn định và làm mát xe đến nhiệt độ nhất định. Thì thiết bị sẽ chuyển sang cấp độ 2 để quạt với tốc độ êm ái hơn không gây ồn.

Tại sao nên sử dụng quạt động cơ cho xe ô tô

Khi xe di chuyển với tốc độ cao và thời gian dài thì lưu lượng không khí trong két nước không thể đáp ứng được yêu cầu. tuy nhiên, khi xe đi quá chậm hoặc dừng lại thì lưu lượng trong không khí cũng không thể làm mát cho xe. 

Chính bởi vậy, mỗi động cơ xe đều phải trang bị quạt động cơ cho xe để có thể tạo lượng không khí cần thiết cho xe. 

Tác dụng của quạt động cơ ô tô

Bên cạnh đó, khi lắp đặt quạt làm mát cho xe sẽ giúp không khí trên xe thoáng mát hơn. Và tăng khả năng điều tiết không khí từ trong xe ra ngoài xe và ngược lại. Điều này giúp người ngồi trên xe thoáng khí hơn và giảm việc say xe.

Ngoài ra, giúp các động cơ của xe được làm mát kịp thời để tăng khả năng hoạt động trơn tru hơn và nâng cao thời hạn sử dụng.

Phân loại quạt động cơ ô tô hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều tiêu chí cũng như cách thức để phân loại quạt động cơ ô tô. Như chất liệu làm quạt, công suất của quạt, kiểu dáng quạt,…

Điều này giúp người dùng có thể lựa chọn được loại quạt động cơ phù hợp hơn với chiếc ô tô của mình đồng thời có chi phí tiết kiệm nhất. Hãy cùng tìm hiểu về phân loại quạt động cơ ô tô nhé.

Quạt động cơ ô tô có công suất 10W có 12 V

Đây là loại quạt động cơ công suất lớn nhưng lại được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp với xe tải, xe khách, xe ô tô từ 7 chỗ trở lên. Loại quạt này có những ưu điểm như:

  • Thứ nhất, có thiết kế nhỏ gọn, giúp dễ vận chuyển khi di động.
  • Thứ hai, chất liệu hợp kim tĩnh điện giúp sản phẩm luôn bền đẹp.

Quạt động cơ với công suất 10 W

  • Thứ ba, quạt chạy bằng điện vô cùng an toàn và tiện lợi.
  • Thứ tư, sử dụng điện năng lên an toàn cho người dùng.

Quạt động cơ ô tô có công suất 3W có 5 V

Dây là loại quạt có động cơ công suất tầm trung được thiết kế nhỏ gọn phù hợp cho xe ô tô gia đình loại nhỏ 4 chỗ. Loại quạt có công suất này có những ưu điểm nổi bật như:

  • Thứ nhất, quạt có thể điều chỉnh và quay 360 độ nên vô cùng mát.
  • Thứ hai, quạt được tích hợp tẩu nạp điện 5V trên ô tô nên giúp người dùng vô cùng tiện lợi.

Quạt động cơ với công suất 3 W

  • Thứ ba, sản phẩm có 2 mức gió lớn nhỏ giúp người dùng có thể điều chỉnh hướng mức gió phù hợp 
  • Thứ tư, sản phẩm có độ ồn rất thấp

Kết luận

Những thông tin trên này là những thông tin mà bạn cần biết về quạt động cơ ô tô và phân loại quạt động cơ ô tô. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ chọn được một chiếc quạt động cơ ô tô phù hợp nhất với mình nhé.

Tại sao nên thay thế phụ tùng ô tô chính hãng?

Sau một thời gian sử dụng và quãng đường vận hành dài, xe ô tô sẽ bị hao mòn và xuống cấp dần. Lúc này chủ xe cần thay thế những phụ tùng không còn đảm bảo chất lượng để xe vận hành an toàn và ổn định. Các chuyên gia và hãng sản xuất xe ô tô khuyên nên thay thế bằng phụ tùng ô tô chính hãng.

Nên thay thế phụ tùng ô tô chính hãng để đảm bảo chất lượng

1.   Lý do nên thay thế phụ tùng ô tô chính hãng

Với số lượng ô tô sử dụng ngày càng nhiều thì thị trường cung cấp phụ kiện, phụ tùng cho xe cũng ngày càng phát triển. Nhu cầu của nhiều chủ xe là muốn thay thế phụ tùng xe tốt nhưng giá phải rẻ, chất lượng tốt, sử dụng bền, mẫu mã đẹp,…

Vì vậy mà không ít đơn vị lợi dụng sản xuất các phụ tùng ô tô nhái, kém chất lượng, giả hàng chính hãng cho người tiêu dùng. Nếu thay thế các phụ tùng này thường chất lượng không đảm bảo, nhanh hỏng hóc, ngoài ra còn khiến xe vận hành kém an toàn và hiệu quả.

Các chuyên gia về xe và các hãng chế tạo xe ô tô luôn khuyên người dùng nên thay thế phụ tùng ô tô chính hãng, dưới đây là những lý do:

  • Phụ tùng chính hãng được sản xuất dành riêng cho dòng xe nên có thông số, kích thước, tính năng phù hợp nhất, tương thích hoàn toàn.
  • Phụ tùng do hãng sản xuất qua nhiều khâu kiểm tra nghiêm ngặt nên chất lượng được đảm bảo.
  • Thông tin sản xuất, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, độ tin cậy cao thông qua các chế độ bảo hành hãng tốt.
  • Phụ tùng ô tô chính hãng có độ bền và độ ổn định cao, giúp vận hành xe an toàn, yên tâm hơn.
  • Giá thành phù hợp tương xứng với chất lượng.

Với những lý do trên việc thay thế phụ tùng ô tô chính hãng là cần thiết để đảm bảo vận hành xe an toàn, ổn định, chất lượng phụ tùng được đảm bảo và quyền lợi khách hàng cũng được bảo vệ tốt nhất.

2.   Cách phân biệt phụ tùng ô tô chính hãng và nhái

Trên thị trường Việt Nam hiện nay phụ tùng ô tô chính hãng và hàng nhái tràn lan khiến người mua rất dễ bị nhầm lẫn. Kết quả là bỏ số tiền lớn nhưng mua phải sản phẩm chất lượng kém, nhanh hỏng hóc, thậm chí gây nguy hiểm khi lái xe.

Phụ tùng ô tô hiện bị làm giả, làm nhái rất nhiều

Dưới đây là những dấu hiệu để phân biệt phụ tùng ô tô chính hãng và hàng nhái:

  • Bao bì: Bao bì của phụ tùng ô tô chính hãng được thiết kế với tiêu chuẩn và quy định riêng của nhà sản xuất, do vậy hàng nhái thường không thể giả bao bì một cách tinh xảo hoàn hảo được.
  • Tem chống hàng giả: phụ tùng ô tô chính hãng có tem chống hàng giả trên bao bì, đây là dấu hiệu nhận biết dễ dàng song hiện nay có khá nhiều tem chống hàng giả fake, khó phân biệt.
  • Mã code: phụ tùng ô tô chính hãng sẽ có mã code chuẩn mà nhà sản xuất cung cấp, có thể kiểm tra bằng thiết bị đọc mã vạch và tra cứu thông tin chi tiết trên website của hãng.

Khác với phụ tùng ô tô chính hãng, hàng nhái thường chế tác kém tinh xảo, đóng trong bao bì xấu, không có tem chống hàng giả hoặc tem không đúng. Nếu mua hàng giả này, khách hàng sẽ không được bảo hành và đảm bảo chất lượng từ hãng.

3.   Mua phụ tùng ô tô chính hãng ở đâu?

Việc phân biệt phụ tùng ô tô chính hãng và nhái với người không có kinh nghiệm không hề dễ dàng. Do vậy cách tốt nhất là nên chọn mua ở địa chỉ uy tín, chuyên cung cấp phụ tùng chính hãng.

Một trong những địa chỉ mua phụ tùng ô tô chính hãng uy tín mà bạn có thể tin tưởng là Garage.vn. Đây là đơn vị hoạt động nhiều năm, có cửa hàng và xưởng tại TPHCM, là nơi nhiều chủ xe lựa chọn và tin tưởng mua, thay thế phụ tùng phụ kiện ô tô chính hãng chất lượng.

Garage.vn chuyên cung cấp phụ tùng ô tô chính hãng

Nếu bạn đang cần mua, thay thế phụ tùng ô tô chính hãng cho xế yêu của mình, hãy liên hệ với Garage.vn để được tư vấn nhé.

Cảm biến lùi ô tô là gì, lợi ích khi lắp cảm biến lùi cho xe ô tô

Cảm biến lùi ô tô là gì, nguyên lý hoạt động và chức năng của cảm biến như thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết bên dưới đây của chúng tôi nhé!

Cảm biến lùi ô tô là gì?

Cảm biến lùi ô tô là gì? Hiểu một cách đơn giản thì cảm biến lùi là một thiết bị được lắp đặt ở phần đuôi của các xe ô tô, cụ thể là ở vị trí phía thanh cản sau. Thiết bị này sẽ có nhiệm vụ phát ra tín hiệu để cảnh báo vật cản nguy hiểm ở gần trong khi xe lùi, từ đó sẽ hạn chế tối đa các tình huống va chạm khi tham gia giao thông hoặc tai nạn do điểm mù. Cảm biến lùi được chia làm 2 loại đó là cảm biến siêu âm và cảm biến điện từ

 Cảm biến lùi được lắp đặt ở phía sau của xe ô tô

Nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến lùi ô tô là gì?

Cảm biến siêu âm

Khi xe hơi đang ở trạng thái lùi, cảm biến siêu âm sẽ phát ra các sóng siêu âm (sóng radio). Khi gặp vật cản, sóng sẽ dội lại và sẽ được phân tích bằng máy tính. Lúc này máy tính sẽ có nhiệm vụ phân tích thời gian sóng dội lại và sự thay đổi về chiều dài hoặc các dải sóng, từ đó đưa ra được các tính toán và xác định kích thước hoặc khoảng cách tương đối của vật cản đó. 

Cảm biến điện từ

Cảm biến điện từ sử dụng sóng điện từ thông qua một máy thu-phát tạo ra từ trường hình elip phía sau của xe khi xe đang ở trạng thái lùi. Khi lùi xe, nếu như có sự xuất hiện của chướng ngại vật sẽ gây ra nhiễu từ trường trên cảm biến. Lúc này máy đo sẽ phát hiện sự thay đổi điện áp và gửi thông tin tới máy tính để phân tích dữ liệu từ đó sẽ xác định khoảng cách từ xe đến vật cản. Âm thanh cảnh báo sẽ phát to và nhanh dần khi xe tiến lại gần các chướng ngại vật. 

Cảm biến điện từ có khả năng phát hiện được rất nhiều loại vật thể hơn cảm biến siêu âm và hơn nữa cũng có tuổi thọ cao hơn nhiều. Lý do đó là ở vị trí lắp đặt cảm biến. Trong khi cảm biến siêu âm được lắp ở phía ngoài thanh cản ô tô thì loại cảm biến điện từ được đặt phía bên trong thanh cản, sẽ giúp bảo vệ loại cảm biến lùi này khỏi tác động của môi trường ở bên ngoài. 

Có những loại cảm biến lùi ô tô nào?

Những lợi ích khi lắp cảm biến lùi cho ô tô trong thực tế

Sau khi đã nắm được cảm biến lùi ô tô là gì, vậy loại cảm biến này có những ưu điểm gì khi sử dụng. Cảm biến lùi có tác dụng hỗ trợ cho người lái quan sát điểm mù và góc chết của ô tô, đặc biệt là ở trong những không gian chật hẹp. Điều này giúp hạn chế và giảm được tối đa những va chạm không đáng có khi xe lùi ở phía sau. Ngoài ra, khi lắp đặt cảm biến lùi, người điều khiển có thể hoàn toàn nhận biết sớm những nguy hiểm phía sau của xe để kịp thời xử lý tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc. 

Nhìn chung, cảm biến lùi xe ô tô là một trong những thiết kế hữu ích và cần thiết ngay cả đối với những tài xế có kinh nghiệm lâu năm. Hiện nay, có rất nhiều hãng xe ô tô khi sản xuất được tích hợp sẵn thiết bị này, nhằm đảm bảo được an toàn tối đa cho người điều khiển.

Cảm biến lùi giúp hạn chế được tối đa va chạm khi tham gia giao thông

Trên đây là các thông tin về Cảm biến lùi ô tô là gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn có thêm thông tin về loại cảm biến và những lợi ích thiết thực của nó. Hiện tại ascom.vn đang là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các loại cảm biến ô tô chính hãng có chất lượng cao mà lại có mức giá vô cùng ưu đãi. Khách hàng hãy liên hệ ngay tới số máy hotline của ascom.vn để được tư vấn cụ thể nhé.

Cảm biến khí xả – Oxy là gì? Thông tin về tác dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động 

Khái niệm cảm biến khí xả - oxy

Cảm biến khí xả – Oxy là gì? Luôn là câu hỏi khiến số đông người tò mò. Liệu nó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta? Hãy cùng giải thích ngay sau đây nhé!

Cảm biến khí xả – oxy là gì? 

Cảm biến oxy (oxygen sensor) được hiểu là các bộ cảm biến được sử dụng để lắp đặt ở nhiều vị trí cũng như bộ phận khác nhau trong hệ thống động cơ chính của xe hơi. Khi bộ phận nào ở trên xe gặp trục trặc, đèn báo độ cảnh báo rằng bạn cần “Kiểm tra động cơ” sẽ bật sáng, có thể bạn phải kiểm tra cụ thể phần động cơ máy bị hỏng mà không tốn nhiều thời gian trong việc tháo lắp toàn bộ hệ thống trên xe. 

Khái niệm cảm biến khí xả - oxy
Khái niệm cảm biến khí xả – oxy

Tác dụng tuyệt vời của cảm biến oxy

Chức năng và nhiệm vụ chính của máy cảm biến oxy đó là được dùng để đo nồng độ oxy còn thừa có trong khí xả gửi về bộ điều khiển trung tâm – ECU, ECU sẽ dựa vào tín hiệu cấp thiết mà cảm biến ô xy gửi về và từ đó hiểu được tình trạng nhiên liệu đang đậm hay đang có dấu hiệu nhạt, từ đó nó sẽ đưa ra tín hiệu để người dùng điều chỉnh lượng phun cho thích hợp nhất. Cảm biến oxy có thể giúp phân tích thông số nhiên liệu Long Term Fuel Trim và Short Term Fuel Trim, từ đó thấy được vấn đề và sự hiệu chỉnh nhiên liệu.

Cấu tạo cơ bản của cảm biến oxy

Hiện nay, cảm biến khí xả – oxy thường có 2 loại là loại có thể nung nóng và hoàn toàn không nung nóng.

Thiết bị cảm biến oxy 

  • Cảm biến có thể nung nóng (heated): Được biết đến khá phổ biến là dòng máy lắp đặt một điện trở ở phần cấu tạo bên trong để sấy nóng bộ cảm biến. Điều này giúp bộ cảm biến có thể trở nên nhanh chóng vào nhiệt độ làm việc và có khả năng sản sinh ra điện thế lập tức và truyền trực tiếp về ECU.
  • Cảm biến hoàn toàn không nung nóng (unheated): Loại này thường không lắp đặt thêm điện trở, phải đợi thiết bị tự nóng một cách tự nhiên lên đến khi đạt nhiệt độ đủ làm việc. Khi bạn mới bắt đầu quá trình di chuyển, xe sẽ phải chạy với lượng hòa khí ban đầu – nhiên liệu không đạt chuẩn do thời gian phải chờ đợi khá lâu.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến khí xả – oxy

  • Khí xả động cơ tại thời điểm đi qua đường ống có lắp đặt thêm cảm biến oxy, dòng điện thế sẽ có tỉ lệ nghịch với lượng oxi mà còn sẵn trong khí thải và truyền trực tiếp về ECU do tiếp xúc của lượng oxy trong khí thải với đầu dò của phần cảm biến.
  • Nếu lượng oxy mà được thải ra từ động cơ hoạt động cao thì dòng điện thế phát sinh lúc đó sẽ ở mức khoảng 0,1V, và nếu lượng oxy thải ra trong điều kiện thấp thì  dòng điện sinh ra lên đến khoảng 0,9V.

Cách kiểm tra cảm biến khí xả – oxy

Có nhiều cách để kiểm tra khí xả – oxy nhưng theo các chuyên gia tổng hợp thì hai cách dưới đây sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra một cách dễ dàng nhất.

Cách kiểm tra cảm biến khí xả – oxy 

Nếu cảm biến khí thải – oxy vẫn lắp đặt sẵn có trong động cơ

Điều chỉnh Volt kế về trạng thái ban đầu để tiến hành đo dòng điện một chiều ở mức khoảng dưới 1V. Volt kế sẽ có 2 dây “-” và “+”, bạn cần lấy dây “+”  gắn trực tiếp vào đầu ra của bộ phận cảm biến. Những trường hợp sau đây cần kiểm tra:

  • Máy vẫn đang ở trạng thái nóng, bật khóa điện nhưng không thể khởi động động cơ.
  • Máy còn nóng, khi khởi động động cơ rồi bắt đầu nhấn, nhả chân ga để có thể thay đổi tốc độ quay của động cơ xe. 
  • Máy còn rất nguội , mới khởi động xe chưa được lâu.

Nếu thiết bị cảm biến khí xả – oxy đã được tháo rời ra khỏi động cơ

Đầu tiên, bạn hãy dùng một chiếc bàn kẹp hoặc chiếc kìm để cố định phần thiết bị cảm biến trên một hoàn toàn mặt phẳng, rồi gắn các dây dẫn có trong Volt kế vào các vị trí ngay bên trên, sau đó hãy  sử dụng một mỏ hàn để có thể đốt nóng phần đầu cảm ứng.

Khi phần cảm ứng đã đủ nóng, mức điện áp cụ thể sẽ hiển thị trên Volt kế ở mức đạt đủ là 0,6V và duy trì trong khoảng tầm 20 giây. Điện thế phải giảm mỗi giây giảm khoảng 0,1V cho tới  khi tắt mỏ hàn.

Kết luận 

Như vậy, bài viết đã trả lời đầy đủ cho câu hỏi cảm biến khí xả – oxy là gì? Để theo dõi thêm nhiều thông tin tương tự, hãy ghé qua website thường xuyên nhé!

Tìm hiểu dây cao áp xe ô tô và cách kiểm tra

Dây cao áp ô tô được biết đến là một trong những thành phần quan trọng của động cơ ô tô, nó hay đi kèm cùng Bugi đánh lửa. Nếu dây cao áp bị hư hỏng, hoạt động chập chờn sẽ khiến động cơ không thể nổ, hoặc bị tắt máy nhanh chóng. Vì thế việc hiểu biết về dây cao áp xe ô tô sẽ giúp bạn dễ dàng biết được xe có vấn đề và kiểm tra định kỳ giúp động cơ hoạt động trơn tru, an toàn hơn.

Dây cao áp ô tô là gì?

Dây cao áp ô tô là một đoạn dây điện khá ngắn nằm ở vị trí trong khoang động cơ, nó là thiết bị dẫn điện đặc thù có thể chịu lượng nhiệt cao lên tới 50 nghìn V. Trong đó, điểm đầu sẽ được gắn vào Bobin và điểm cuối là Bugi đánh lửa với điện áp hàng chục nghìn V giúp sản sinh ra tia lửa điện ở Bugi nhờ đó động cơ có thể khởi động và di chuyển được.

Dây cao áp xe ô tô

Nguyên nhân dây cao áp xe ô tô bị hỏng

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới dây cao áp bị hỏng bởi dòng điện luôn sản sinh ra nhiệt lượng lớn vì thế khi sử dụng một thời gian dài, dây điện cao áp sẽ có hiện tượng hư hỏng, chập chờn. Bên cạnh đó, dây cao áp ô tô bị hỏng do sử dụng quá thời gian quy định, dây bị mài mòn do sự rung động trong khoang máy và chịu tác nhân của thời tiết, môi trường xung quanh gây ra.

Các cách kiểm tra dây cao áp xe ô tô

Để kiểm tra dây cao áp xe ô tô bị lỗi ở đâu, hay đang gặp vấn đề gì thì bạn có thể tham khảo một số cách sau để tìm ra lỗi và tiến hành sửa chữa đảm bảo an toàn khi sử dụng cho mình.

Kiểm tra bằng mắt

Cần chuẩn bị đèn pin và tiến hành mở nắp capo tìm đoạn dây cao áp sau đó xem chúng có bị hư hại hay hỏng hóc gì không. Kiểm tra hai đầu kết nối với Bobin và Bugi để xem dây cao áp có bị ăn mòn, hỏng không.

Test khả năng đánh lửa của ô tô

Đề nổ máy để quan sát Bugi có bắn ra tia lửa mạnh hay không. Nếu bắn ra tia lửa mạnh thì dây cao áp vẫn hoạt động tốt không cần phải thay mới.

Cách  kiểm tra dây cao áp xe ô tô bị lỗi

Kiểm tra thất thoát điện

Dùng một thanh kim loại nối mass sau đó di chuyển thanh kim loại chạy dọc theo chiều dài của dây cao áp. Nếu thấy xuất hiện tia lửa điện thì có nghĩa là dây cao áp bị hở điện. Lượng điện cao áp qua dây bị rò rỉ vào khoang động cơ thì Bugi không thể đánh lửa được.

Dùng đồng hồ thông mạch

Cần chuẩn bị đồng hồ có thang đo điện trở, dây đo sẽ bao gồm một đầu đặt vào điểm dây và điểm còn lại ở cuối đường dây. Nếu kim đồng hồ hết vạch đỏ có nghĩa là dây vẫn hoạt động tốt, hoàn toàn thông suốt không gặp vấn đề gì cả.

Kiểm tra đường đi dây cao áp đúng không

Để biết được dây cao áp ô tô đã lắp đúng hay chưa thì bạn cần có kiến thức về các bộ phận này. Bạn có thể tham khảo ở sách vở, tài liệu và trên internet để kiểm tra nhé . Lần theo đường dây cẩn thận, nếu khớp với sơ đồ minh họa ở nhà sản xuất thì có nghĩa dây cao áp đang lắp đúng vị trí.

Trên đây là thông tin về dây cao áp xe ô tô và cách kiểm tra mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vong qua những thông tin trên sẽ giúp bạn kiểm tra được tình trạng của xe ô tô của mình có hoạt động tốt hay không. Ngoài ra nếu như bạn không thể tự mình thay thế dây cao áp xe ô tô hãy liên hệ ngay cho Ascom.vn để được hỗ trợ. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các loại thiết bị phụ tùng ô tô, dụng cụ sửa chữa ô tô chất lượng cao với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hơn nữa khi sử dụng dịch vụ tại Ascom.vn bạn sẽ luôn nhận được mức giá vô cùng ưu đãi nhất thị trường.

Hệ thống lọc gió trên xe ô tô và những tác dụng mà nó mang lại là gì

hệ thống lọc gió trên xe ô tô

Hệ thống lọc gió trên xe ô tô là gì, những tác dụng mà nó mang lại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của ascom.vn nhé!

Hệ thống lọc gió trên xe ô tô là gì?

Hệ thống lọc gió trên xe ô tô thường được đặt trong khoang động cơ ở vị trí ngay dưới nắp capo. Nó đóng vai trò như một “lá phổi sống” giúp lọc không khí, lọc những bụi bẩn và tạp chất đi vào buồng đốt động cơ.

Quá trình sử dụng xe ô tô một thời gian sẽ xuất hiện bụi bẩn cùng các tạp chất sẽ bám vào màng lọc gió. Hệ thống lọc gió trên xe ô tô nếu không được vệ sinh, thay thế định kỳ thì chúng sẽ lấp đầy các lỗ thông khí. Điều này sẽ gây cản trở lượng không khí tiến vào khoang đốt động cơ. Lúc này, tỉ lệ hòa khí bị sai lệch làm giảm hiệu suất động cơ sẽ gây nóng máy và sản sinh muội than trong buồng đốt. Làm cho xe nhanh hỏng cùng với ô nhiễm không khí trong cũng như ngoài xe ô tô.

hệ thống lọc gió trên xe ô tô

Hệ thống lọc gió trên xe ô tô

Tác dụng của hệ thống lọc gió trên xe ô tô.

Ngoài chức năng lọc nhiên liệu xăng, dầu)thì lọc gió cũng là bộ phận quan trọng trên. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công suất cũng như tiêu hao nhiên liệu của động cơ xe ô tô của bạn. Thông thường trên xe ô tô có 2 loại lọc gió đó là lọc gió động cơ buồng đốt và lọc gió máy lạnh.

Lọc gió cho động cơ, buồng đốt.

Nhiệm vụ lọc gió động cơ lọc không khí và ngăn bụi bẩn vào động cơ. Một thời gian khi sử dụng xe lâu ngày thì lọc gió bị bẩn do các hạt bụi lấp đầy lỗ thông khí của lọc. Điều này làm giảm lưu lượng không khí vào động cơ, làm cho sai lệch tỉ lệ hoà khí, công suất giảm, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt. Lúc này ảnh hưởng đến hệ thống bugi đánh lửa.

hệ thống lọc gió trên xe ô tô

Lọc gió cho động cơ, buồng đốt.

Lọc gió máy lạnh, điều hòa cabin.

Trước khi được hút vào hệ thống làm lạnh của xe thì lọc gió máy lạnh ô tô hay còn gọi là lọc gió cabin, loại lọc này có tác dụng lọc các bụi bẩn trong không khí.

Làm cho không khí vào xem được sạch sẽ. Hơn nữa hệ thống lọc gió trên xe ô tô, dàn lạnh này còn thêm chức năng hữu ích khác và quan trọng nữa là lọc một số khí ô nhiễm.

Loại bỏ những tạp chất cặn bã không tốt cho sức khỏe con người. Sử dụng một thời gian dài thì lọc gió máy lạnh xe hơi sẽ bị bẩn ít nhiều tùy thuộc vào thời tiết, lúc này làm giảm lưu lượng hút gió từ ngoài vào khiến khả năng làm mát của xe chậm hơn là những xe bình thường. Mặc dù tốc độ quạt gió ở tốc độ cao, hệ thống lọc gió trên xe ô tô chạy hiệu quả.

hệ thống lọc gió trên xe ô tô

Hệ thống lọc gió trên xe ô tô bị bẩn

Những hậu quả khi hệ thống lọc gió trên xe ô tô bị bẩn?

 Khi hệ thống lọc gió trên xe ô tô bị bẩn sẽ dẫn đến các hậu quả sau đây:

Làm cho công suất động cơ giảm: Động cơ khi lọc gió bị bám bẩn thì  gió lưu thông vào động cơ giảm làm cho nhiên liệu hòa khí bị đốt giảm đi. Điều này khiến công suất sinh ra cũng yếu hơn.

Khi hệ thống lọc gió trên xe ô tô bị bẩn thì chắc chắn xe mau hết xăng và nóng máy nhanh. 

Lý do công suất bị giảm, làm cho việc người lái phải tăng ga lớn hơn để tạo ra công suất mạnh và duy trì được tốc độ và sự ổn định. Lượng nhiên liệu phải nạp vào xilanh nhiều hơn nên xe chạy dễ hao xăng và mau nóng máy hơn.

Bài viết trên đây là các thông tin về hệ thống lọc gió trên xe ô tô là gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn có thêm thông tin về hệ thống lọc gió trên xe ô tô.

và những tác dụng của nó mang lại khi điều khiển xe. Hiện nay, ascom.vn đang là một trong những đơn vị chuyên cung cấp hệ thống lọc gió trên xe ô tô chính hãng, chất lượng cao với mức giá vô cùng ưu đãi so với giá trên thị trường. Hãy liên hệ ngay tới số hotline của ascom.vn để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Tại Sao chúng ta cần ECU Coding?

máy chẩn đoán lỗi ô tô

Lĩnh vực kinh doanh phụ tùng ô tô không bao giờ là hết “hot” đối với ngành công nghiệp này. Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập, số lượng người tham gia phương tiện ngày càng nhiều. Vấn đề hư hỏng và thay thế phụ tùng là điều không thể tránh khỏi. Thêm vào đó sự liên kết giữa các thiết bị và tính năng trên xe ngày càng cao, đòi hỏi các kỹ thuật viên phải đồng bộ và mã hóa các thiết bị ô tô (Coding) khi tiến hành thay thế phụ tùng hay bật/tắt các tính năng trên xe. Bài viết này sẽ nói về Coding và tầm quan trong của nó như thế nào?

1. Tại sao chúng ta cần ECU Coding

Tại sao chúng ta cần ECU Coding?

Các dòng xe hiện nay đòi hỏi sự đồng bộ và tối ưu hóa tất cả các thiết bị trong quá trình vận hành của xe. Do đó việc mã hóa các thiết bị – Coding trong công việc thay thế phụ tùng mớikích hoạt chức năng ẩn là vô cũng cần thiết. Coding ECU còn phụ thuộc vào sự đồng bộ về thông tin của xe, về cả phần cứng và phần mềm, số khung và option trên xe để có thể vận hành một cách ổn định tối ưu – Nếu không hãy kiểm tra lại mã phụ tùng hoặc tìm hiểu về Programming hộp điều khiển. Nếu không có sự đồng bộ về phần mềm và mã coding thì xe có thể không hoạt động hoặc không hiệu quả. Giải pháp được đưa ra hiện tại là dùng tài khoản hãng – hiện tại rất khó để sở hữu tài khoản này. Hoặc sử dụng Data online của các hang máy chẩn đoán như Launch và THINKCAR. Các dòng máy đa năng trên thị trường hiện nay có thể truy cập Programming và Coding một cách tự động từ data của hãng có thể kể đến như THINKTOOL MASTER, THINKTOOL MASTER X, Launch PAD V…

2. Thực hiện ECU Coding như thế nào?

a. ECU Coding trong việc thay thế phụ tùng

Đây là một vấn đề nhức nhối và không hề đơn giản đối với các xưởng dịch vụ và kỹ thuật viên. Mặc dù chúng ta đã thực hiện thay thế phụ tùng trên chiếc xe của mình nhưng Xe vẫn vẫn tiếp tục hiểu rằng dữ liệu phụ tùng là dữ liệu của phụ tùng cũ, được lưu trên bộ nhớ. Xe cần phải hiểu được trạng thái hiện tại của phụ tùng mới sau khi được thay đổi – đảm bảo quá trình học lại (Relearn) và vận hành ổn định hơn. Điều đó này có nghĩa là bạn cần phải thay đổi dữ liệu coding cũ thành dữ liệu mới (ví dụ: trong BMW là file CAFDxxx…) việc này đòi hỏi thiết bị và phần mềm chuyên hãng của từng hãng xe.

Hãy tham khảo bài viết: Máy Chẩn Đoán Ô tô – Đa Năng Và Chuyên Hãng Khác Nhau Thế Nào?

b.ECU Coding trong việc bật/tắt chức năng ẩn

Việc Coding bật tắt chức năng là một phạm trù khác của việc ECU Coding. Tùy thuộc vào từng thị trường mà các hãng sản xuất có thể cài đặt các chứng năng ẩn khác nhau hoặc theo nhu cầu của người sử dụng có thể muốn bật chức năng này và tắt chức năng khác. Những tính năng này có thể được mở bằng cách can thiệp vào phần mềm trên xe – Nếu xe đã được trang bị phần cứng tương ứng.

Việc can thiệp và chỉnh sửa phần mềm hệ thống của xe có thể gây ra lỗi hệ thống nếu không được thực hiện đúng cách. Do đó kĩ năng chuyên môn và các thiết bị chuyên dụng – đương nhiên chi phí đầu tư vào các thiết bị này cũng cao hơn. Vì thế trên thị trường hiện tại có các đơn vị chuyên programming và ecu coding các chức năng ẩn này.

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Chẩn Đoán Launch X431 HD III Heavy Duty Module

Máy chẩn đoán Launch X431 HD III Heavy Duty là thiết bị chẩn đoán đa năng dành chuyên cho các dòng xe tải nặng, tải vừa và cả dòng xe du lịch.

1. Cách kết Máy Chẩn Đoán Launch X431 HD III Heavy Duty Module

Launch X431 HD III Duty

Bước 1: Xác định vị trí DLC (cổng kết nói dữ liệu) của xe thường xuyên là một đầu nối nơi trình đọc mã chẩn đoán giao tiếp với máy tính trên xe, Vị trí DLC thay đổi tùy theo từng loại xe. Nó thường đặt trong buồng lái của tài xế.

Bước 2: Bật công tắt máy.

Bước 3: Đối với các phương tiện được trang bị hệ thống quản lý OBD II, hãy cắm một đầu của cáp chẩn đoán vào DLC của xe và đầu còn lại vào ổ cắm chẩn đoán của thiết bị HD Duty, sau đó siết chặt các vít cố định.

Bước 4: Đối với các phương tiện không được trang bị hệ thống tự chẩn đoán OBD II, cần sử dụng cáp chuyển đổi tương ứng, sau đó thực hiện theo một trong các phương pháp như hình bên dưới để kết nối.

Launch X431 HD III Duty

2. Hướng dẫn thiết lập mạng giao tiếp WLAN

Để thiết lập mạng giao tiếp WLAN giữa máy chẩn đoán Launch X431 HD Heavy Duty và công cụ quét Launch X431 V+, ta làm theo các bước như sau:

Bước 1: Kết nối X431 PRO3 và HD3 với xe theo đúng kết nối.

Bước 2: Bật công cụ quét và khởi chạy ứng dụng chẩn đoán.

Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, chọn “Personal center” -> “VCI Management” (or “Diagnostic connector connection management”) -> “Use Wi-Fi conmmunication”, một danh sách tùy chọn xuất hiện như sau:

1) Hoạt động như điểm truy cập mạng WLAN: Sau khi được bật, HD III và công cụ quét sẽ tạo thành một mạng LAN để thực hiện việc giap tiếp với nhau. Trong trường hợp này, công cụ quét không thể lướt Internet.

2) Hoạt động như bộ chuyển đổimạng (được khuyến nghị): Sau khi được bật, hộp thoại kết nối mạng WLAN sẽ xuất hiện. Nhập tên mạng và mật khẩu truy cập cho đến khi được kết nối đúng cách. Trong trường hợp này, công cụ quét có thể lướt Internet và giao tiếp HD III.

Chi tiết sản phẩm Máy Chẩn Đoán Launch X431 HD III Heavy Duty Module

Launch X431 HD III Duty

3. Cách chuyển đổi giữa xe du lịch và xe thương mại

Nếu một số cổng VCI và thiết bị HD III được kích hoạt trên công cụ chẩn đoán X431 V+ HD3, danh sách các đầu nối sẽ được hiển thị trong “VCI (or “My Connector”), có thể truy cập danh sách này bằng cách nhấn vào “Personal Center”.

Chuyển từ xe du lịch sang xe thương mại:

  • Bước 1: Nhập “VCI” -> chọn HD II S/N.
  • Bước 2: Quay lại menu.
  • Bước 3: Kết nối HD III, máy chẩn đoán và xe.
  • Bước 4: Nhấn vào tab “Duty” để chọn dòng xe tương ứng. Sau đó làm theo lời nhắc trên màn hình để chẩn đoán hư hỏng.

Chuyển từ xe thương mại sang xe du lịch:

  • Bước 1: Nhập “VCI” -> chọn HD II S/N.
  • Bước 2: Quay lại menu.
  • Bước 3: Kết nối đầu nối VCI, công cụ quét X431 Pro3 và xe.
  • Bước 4: Sử dụng VIN Scan hoặc chẩn đoán thủ công để bắt đầu chẩn đoán.

4. Quy trình chẩn đoán bằng X431 V+ HD3

Thực hiện theo sơ đồ dưới đây

Launch X431 HD III Duty

Tham khảo các sản phẩm khác tại đây

Cảm Biến Áp Suất Lốp Và Quy Trình Cài Đặt

Cảm Biến Áp Suất Lốp Và Quy Trình Cài Đặt

Cảm biến áp suất lốp (tên đầy đủ quốc tế Tire Pressure Monitoring System, viết tắt là TPMS) là một trong các thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong của lốp xe.Cảm biến áp suất lốp có nhiệm vụ chính là thông báo trị số áp suất lốp ô tô. Trị số này rất quan trọng trong việc theo dõi tình trạng của lốp để từ đó có thể những bước xử lý phù hợp.

Lốp xe ô tô là bộ phận cực kỳ quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận hành của xe cũng như các vấn đề an toàn khi vận hành. Do lốp xe hoạt động với tần suất cao, tiếp xúc liên tục với mặt đường (ở nhiều kiểu địa hình khác nhau), chịu áp lực lớn… nên mức độ ổn định của lốp thường không cao.

Vì thế việc thường xuyên kiểm tra, nắm rõ tình trạng lốp là rất cần thiết. Chỉ cần lốp xuất hiện các dấu hiệu bất thường mà không kịp xử lý sẽ dễ dẫn đến nhiều rủi ro như: lốp mòn nhanh, thủng, thậm chí phát nổ gây tai nạn.

 Cảm Biến Áp Suất Lốp

Cảm Biến Áp Suất Lốp Và Quy Trình Cài Đặt

1. Nắm rõ các trị số áp suất lốp

Nếu không có cảm biến áp suất lốp, mỗi khi kiểm tra áp suất lốp định kỳ cần phải sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp, điều này khá bất tiện. Bởi không phải ai cũng có sẵn loại đồng hồ này, do đó đôi khi phải mất công ra các tiệm lốp để nhờ kiểm tra. Còn với lắp cảm biến áp suất lốp, bất kỳ lúc nào người lái cũng có thể theo dõi tình trạng áp suất lốp của xe.

2. Các loại cảm biến áp suất lốp có trên thị trường

Hiện nay có cảm biến áp suất lốp gắn trong và cảm biến áp suất lốp gắn ngoài

+Cảm biến áp suất lốp xe gắn trong là loại cảm biến gắn bên trong lốp xe, với van thông thường của lốp xe được thay thế bởi van cảm biến.

+Cảm biến áp suất lốp xe gắn ngoài là loại cảm biến được gắn ở bên ngoài lốp xe, cụ thể là ở đầu van của lốp xe.

Với ASCOM hiện đang có cảm biến áp suất lốp đa năng Think, Launch thích hợp với nhiều loại xe cùng với chi phí đầu tư thấp được rất nhiều Garage tin tưởng lựa chọn.

 

3. Hướng Dẫn Cài Cảm Biến Áp Suất Lốp FORD RANGER

Để xe có thể hiểu và cảm biến hoạt động tốt thì chúng ta cần phải có quy trình cài đặt cảm biến. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cài cảm biến áp suất lốp trên Ford Ranger.

Bước 1: Vào máy Thinkdiag,Thinktool Lite hoặc Thinktool Master  và chọn TPMS

Bước 2: Chọn thị trường EUROPE ( Ranger luôn là 433mhz ) – Đối với máy T-WAND200, TSGUN.

Bước 3: Chọn Hi-Line đổi với những xe có hiển thị số kí 4 bánh trên taplo.

Chọn Lo-Line đối với những xe chỉ báo đèn trên taplo.

Bước 4: Quy trình cài áp suất lốp

  1. Gắn cảm biến vào lốp ( Có thể đặt trên mâm xe cũng được )
  2. Off chìa khóa.
  3. Đạp và buông thắng chân.
  4. ON OFF 3 lần ( vị trí thứ 3 là ON )
  5. Đạp và buông thắng chân.
  6. Tiếp tục ON OFF 3 lần ( vị trí thứ 3 là ON ). Khi này còi xe sẽ kêu “ TING “ là vào quy trình học.
  7. Sau đó dùng các thiết bị cài áp suất lốp kích hoạt lần lượt theo chiều kim đồng hồ từ bánh trước tài đến sau bên tài. ( Khi học thành công mỗi bánh xe sẽ kêu  “TING” )

Lưu ý:

  • Nếu kích cảm biến mà không kêu thì kiểm tra lại đổ mã đúng đời xe chưa ( Đối với cảm biến đa năng Think, Launch ).
  • Còn đối với cảm biến Zin hãng thì xem lại đời xe thử đúng mã phụ tùng chưa.

Video hướng dẫn:

Mong rằng qua bài viết trên Ascom.vn đã cung cấp thông tin hữu ích bạn hiểu được phần nào về các loại áp suất lốp có trên thị trường hiện nay. Hãy theo dõi những bài viết trên  https://ascom.vn/ để biết thêm nhiều các loại máy chẩn đoán cũng như các kiến thức về Ô tô.Cảm ơn các bạn đã bỏ chút thời gian đọc bài viết!